Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

NHO-QSCERT CHỨNG NHẬN VIETGAP CHO THT NUÔI HEO MỎ CÀY, TỈNH BẾN TRE

Nhằm mục đích nhân rộng mô hình cho các trang trại chưa được chứng nhận VietGAP trong và ngoài THT/HTX, chúng tôi tổ chức chương trình hội thảo với chủ đề: “Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản lý chăn nuôi heo đạt quy trình được chứng nhận VietGAHP tại Bến Tre” và kết hợp tổ chức lễ trao chứng nhận VietGAP cho Tổ Hợp Tác (THT) nuôi heo xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

Hội  thảo diễn ra với sự góp mặt tham dự của đại diện các Ban, Ngành, Tổ chức như:

-  Ông Nguyễn Văn Vũ – Đại diện Sở KHCN Tỉnh Bến Tre.

-  Ông Nguyễn Văn Bé - Chi Cục Phó Chi Cục Thú y Tỉnh Bến Tre

-  Bà Dương Thị Mỹ Trang – Đại diện Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Bến Tre.

-  Ông Hoàng Bá Nghị - Chủ nhiệm dự án.

-  Ông Hoàng Văn Quyền – Đại diện đơn vị Tư Vấn – Đào Tạo SOFIS/ VINAFIS

-  Ông Dương Quốc Cường – Đại diện Tổ Chức Chứng Nhận NHO

-  Ông Nguyễn Văn Bé Chính – Đại diện cho THT nuôi heo huyện Mỏ Cày Nam.

Và đại diện của Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Thủy Sản, Trung Tâm Ứng Dụng Tiến Bộ KHKT, Trung Tâm Khuyến Nông Khuyến Ngư, Chính quyền, Đoàn thể các cấp, cùng các thành viên trong và ngoài THT.

Các đại biểu đã không ngại khó khăn do thời tiết mưa, tranh thủ thời gian đến tham dự chương trình hội thảo vì tính chất quan trọng và ý nghĩa của chương trình hội thảo mà chúng tôi tổ chức.

Chủ nhiệm dự án - Ông Hoàng Bá Nghị đại diện tuyên bố khai mạc chương trình hội thảo “Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống quản lý chăn nuôi heo đạt quy trình được chứng nhận VietGAP tại Bến Tre”Ông cũng đã trình bày chi tiết quá trình triển khai dự án VietGAP tại huyện Mỏ Cày, những khó khăn, thuận lợi và hơn hết là lợi ích đạt được khi áp dụng VietGAP trong chăn nuôi. Thực tế đã cho thấy THT nuôi heo Mỏ Cày đã nhận định được những lợi ích đó và là đơn vị tiêu biểu đi đầu trong việc  áp dụng VietGAP trong nuôi heo tại địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Đại diện Sở Khoa Học Công Nghệ tỉnh Bến Tre - Ông Nguyễn Văn Vũ đã có bài phát biểu chỉ đạo hướng áp dụng VietGAP trong chăn nuôi của tỉnh Bến Tre nói chung và việc áp dụng VietGAP chăn nuôi heo của THT huyện Mỏ Cày nói riêng. Ông đã nêu ra nhận định chung về tình hình áp dụng VietGAP trong chăn nuôi heo và khuyến khích duy trì bền vững VietGAP đối với THT đã đạt chứng nhận, đồng thời nên tham gia xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP đối với những tập thể, cá nhân chưa áp dụng VietGAP trong chăn nuôi.

Ảnh: Ông Nguyễn Văn Vũ – Sở KHCN Bến Tre.

Sau phát biểu chỉ đạo định hướng rất nên xây dựng mô hình chăn nuôi heo theo VietGap của ông Nguyễn Văn Vũ, Ông Hoàng Bá Nghị - Chủ nhiệm dự án đã có bài phát biểu phân tích sự cần thiết phải thực hiện dự án này vì những lý do như: " Kết luận của các nhà khoa học qua các báo cáo tổng kết: muốn phat triển chăn nuôi ổn định và bền vững chỉ có con đường duy nhất là phải thực hiện An Toàn Sinh Học. Nghĩa là thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia súc, gia cầm nuôi, đây chính là hướng đi cần thiết để người chăn nuôi đối phó một cách hiệu quả với dịch bệnh và hướng đến một nền chăn nuôi bền vững".

Ông còn phân tích sâu rõ thêm về VietGAP để bà con trong và ngoài THT nắm rõ hơn về những nguyên tắc, tiêu chí và sự cần thiết khi thực hiện dự án, ông có điểm sơ qua 17 nội dung cơ sở chăn nuôi cần thực hiện khi xây dựng mô hình VietGAP và phải đạt thêm 81 chỉ tiêu trong chăn nuôi (Hiện 2015 chỉ còn 31 chỉ tiêu).

  Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, Chủ nhiệm dự án nêu lý do, căn cứ và sự cần thiết khi thực hiện dự án.

Đại diện cho đơn vị tư vấn của dự án - Ông Hoàng Văn Quyền cùng với đại diện tổ chức chứng nhận NHO – ông Dương Quốc Cường đã lần lượt trình bày về những thuận lợi và khó khăn khi tham gia tư vấn, đào tạo và thực hiện đánh giá cấp chứng nhận cho THT nuôi heo huyện Mỏ Cày.

Về phía đơn vị tư vấn - ông Hoàng Văn Quyền có bài báo cáo tham luận về vấn đề chăn nuôi heo tại Huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre. Theo ông: “Bà con chăn nuôi heo rất giỏi, có ý thức trong việc sử dụng nguồn nước, thức ăn và thuốc trong chăn nuôi tuy nhiênbên cạnh đó vẫn còn  cái khó là hầu như bà con rất ái ngại trong việc ghi chép nhật ký chăn nuôi theo mẫu VietGAP nhưng vấn đề ghi chép này lại là việc quan trọng bậc nhất trong việc áp dụng VietGAP. Qua quá trình thực hiện triển khai dự án đến giai đoạn hiện tại bên cạnh sự tận tình trong việc Tư Vấn – Đào Tạo cùng với sự ham học hỏi của bà con nên mọi việc trở nên thuận lợi hơn về sau”. Về phía THT, Ông Nguyễn Văn Bé Chính cũng nêu lên những khó khăn khi tham gia dự án VietGAP như:  gặp khó trong việc theo dõi quá trình chăn nuôi, chi phí thực hiện,….. Qua những khó khăn, trở ngại từ các phía đã nêu để đạt được chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi heo thì một tin vui cho chương trình hội thảo cũng như THT nuôi heo Mỏ Cày - Bến Tre từ Ông Hồ Văn Truyền, đại diện THT Thành Thới B đã phát biểu báo tin: “Đã có rất nhiều sự quan tâm của các thương lái thu mua hỏi thăm về việc đạt chứng nhận VietGAP củaTHT, họ sẽ xuống liên hệ xem quy trình chăn nuôi và cả giấy chứng nhận VietGAP của THT, nếu mọi việc thuận lợi sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với số lượng rất lớn”. Bên cạnh đó THT đã ký kết hợp đồng ghi nhớ với Công ty Vissan về đầu ra cho sản phẩm, hy vọng mọi việc sẽ tiến hành thuận lợi khi có được chứng nhận VietGAP sau khoảng thời gian dài thực hiện dự án.

Sau các bài báo cáo tình hình áp dụng VietGAP, những thuận lợi khó khăn khi tham gia dự án của các bên, và sau phần đọc quyết định chứng nhận VietGAP cho THT nuôi heo Mỏ Cày, Bến Tre của đại diện tổ Chức Chứng Nhận NHO –VIỆT NAM, Ông Nguyễn Văn Vũ – Sở KHCN Bến Tre đã thay mặt Tổ Chức Chứng Nhận NHO trao giấy chứng nhận VietGAP cho THT nuôi heo Huyện Mỏ Cày -Bến Tre.

Ngay sau khi phần trao Giấy chứng nhận VietGAP cho các cơ sở, Ông Hoàng Bá Nghị đã có buổi giải đáp một số câu hỏi của đại biểu tham dự về chi phí đánh giá chứng nhận, chi phí duy trì VietGAP trong chăn nuôi và những thuận lợi, khó khăn của ngành chăn nuôi khi các Hiệp Định Thương Mại Tự Do (FTA), Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Những khó khăn trong việc duy trì sản phẩm chăn nuôi chứng nhận VietGAP cũng như hướng đi đúng cho ngành chăn nuôi trong tương lai.

Ông rất tán dương và đánh giá cao THT nuôi heo Huyện Mỏ Cày đã liên kết được 18 trại nuôi, nhưng để có thể duy trì và phát triển ngành chăn nuôi bền vững, thì người chăn nuôi phải liên kết chuỗi dọc ở đầu ra với các cơ sở, nhà máy giết mổ, các siêu thị, các công ty xuất khẩu, liên kết đầu vào với các cơ sở cung cấp giống tốt, cơ sở cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp. Đồng thời phải liên kết ngang các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại thành tổ hợp tác hay hợp tác xã trở thành một đơn vị sản xuất lớn sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh thông qua việc tiết giảm được chi phí đầu vào, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, được hỗ trợ năng lực tài chính từ các ngân hàng, giá đầu ra sẽ ổn định khi liên kết với các cơ sở giết mổ lớn như: VISSAN, … thì sản phẩm được chứng nhận VietGAP mới có thể bền vững hơn trong tương lai. Và đặc biệt THT nên phát triển một bước tiến nữa là thành lập Tổ Hợp Tác thành Một Hợp Tác Xã để nhận được sự quan tâm sâu sát của chính quyền địa phương và các đoàn thể, cũng như thuận tiện hơn trong những việc vay vốn hay mua thức ăn phục vụ chăn nuôi…

            Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, Chủ nhiệm dự án chụp ảnh lưu niệm buổi trao chứng nhận VietGAP.

Buổi lễ trao Giấy chứng nhận VietGAP chăn nuôi đã diễn ra thật long trọng và thành công tốt đẹp.

Với số lượng 3.500 chứng chỉ  đã được cấp trong và ngoài nước, vậy tổ chức NHO - VIỆT NAM là ai?

NHO - VIỆT NAM là tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn Quốc Tế như: GlobalG.A.P., Organic, ISO9001, ISO22000, ISO14001.... Hiện tại tổ chức NHO - VIỆT NAM có 10 văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, tỉnh Trà Vinh, Bắc Ninh, Cà Mau... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO - VIỆT NAM cung cấp các dịch vụ sau:

- Dịch vụ chứng nhận: Được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp về việc đánh giá và chứng nhận VietGAP chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy ngành nông nghiệp bao gồm 57 qui chuẩn. Được chỉ định của Bộ KH và CN về việc đánh giá các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO9001, ISO14001, ISO22000, HACCP, GMP… Được chỉ định của các tổ chức quốc tế về việc đánh giá chứng nhận GlobalGAP, các tiêu chuẩn Organic – Nông Nghiệp hữu cơ của Mỹ, Canada, EU, IFOAM, Hàn Quốc…

- Dịch vụ kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã đầu tư các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định là Phòng Thử Nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm, có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí…

- Dịch vụ giám định: Cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa thương mại, giám định công xuất hàng, giám định tại nhà máy cho lĩnh vực thủy sản, nông sản, thực phẩm xuất nhập khẩu.

- Dịch vụ đào tạo: Hàng năm tổ chức gần 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo nhận thức đến các khóa đào tạo chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

                                    Admin.

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo