Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Tổ chức NHO tham gia Diễn đàn Tôm Việt 2019

Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường 164 quốc gia trên thế giới; trong đó, tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với tổng giá trị kim ngạch chiếm khoảng 45% giá trị kim ngạch toàn ngành thủy sản, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình. Bình quân tăng trưởng của nghề nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm đạt 6,82%/ năm. Mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng trong 20 năm vừa qua, ngành tôm Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức về thị trường xuất khẩu và biến động giá tôm, nhất là những năm gần đây người nuôi gặp nhiều khó khăn về con giống, dịch bệnh. Để đạt được mục tiêu mà Thủ tướng

Chính phủ đề ra là đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành tôm đạt 10 tỷ USD thì cần xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động và tư vấn giải pháp cho nhiều doanh nghiệp, Tổ chức NHO-QSCert cho rằng để xây dựng và phát triển thương hiệu tôm Việt thì bên cạnh việc hoàn thiện các hợp phần trong xây dựng thương hiệu thì các doanh nghiệp, hợp tác xã và vùng nuôi tôm cần phải chú trọng nhóm giải pháp hoàn thiện chuỗi giá trị ngành tôm trong đó bao gồm tổ chức liên kết, quản trị chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc nhằm cân đối cung cầu sản xuất và tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn như GlobalG.A.P, VietGAP, hữu cơ Mỹ, Châu Âu, Canada, ASC, BAP,...

Tiếp theo sự thành công của Diễn dàn Tôm Việt 2018 (với chủ đề nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành của ngành tôm). Năm 2019, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và định hình tôm Việt trên trường Quốc tế, Tổng cục Thủy sản phối hợp cùng Ban quản lý dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt Nam -SusV”; Dự án GRAISEA, ICAFIS, MCD, OXFAM tại Việt Nam, WWF tại Việt Nam tổ chức “Diễn đàn Tôm Việt 2019 với chủ đề Xây dựng thương hiệu Tôm Việt" do Tổng cục thuỷ sản và UBND tỉnh Bạc Liêu UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì. Diễn đàn tập trung thảo luận, chia sẻ các giải pháp về: định hướng xây dựng thương hiệu tôm Việt, giải pháp hoàn thiện các hợp phần trong xây dựng thương hiệu, giải pháp xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị gắn với thương hiệu tôm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm,.. với sự tham gia của hơn 500 đại biểu tham dự Diễn đàn và đông đảo người nuôi tôm và hoạt động trong ngành tôm tại 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gồm Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiên Giang, Long An.

Tổ chức NHO là đơn vị chứng nhận hợp chuẩn hợp quy trong mạng lưới chứng nhận toàn cầu và là đơn vị được các Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ Y tế,.. và các tổ chức quốc tế chỉ định thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng nhận các tiêu chuẩn FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng), OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (Yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, hữu cơ Mỹ (NOP), hữu cơ Châu Âu (EU organic), hữu cơ Nhật (JAS), hữu cơ Canada (COR), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., VietGAP (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản)…; Chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm, thủy sản, nông sản, phân bón, thức ăn chăn nuôi, phân bón và vật tư nông nghiệp; Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa, vi sinh trên nền các mẫu thực phẩm, thủy sản, nông sản, phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, môi trường (bao gồm nước, đất, không khí) bởi Trung tâm Kiểm nghiệm MekongLAB đã đạt chuẩn ISO17025 được sự chỉ định của Bộ Nông nghiệp &PTNT, Bộ KH &CN, Bộ Công Thương; Giám định thực phẩm, thủy sản, nông sản, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, phân bón... đối với các lô hàng xuất nhập khẩu.

Với chức năng nhiệm vụ đó, kể từ năm 2012, ông Hoàng Bá Nghị - Tổng Giám đốc Tổ chức NHO đã cùng với tổ chức WWF Việt Nam và Công ty TNHH Công nghệ AQUAFISH tổ chức khóa đào tạo giảng viên (ToT) về tiêu chuẩn ASC cho tôm nuôi tại Sóc Trăng. Học viên trong khóa học là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng hoặc chứng nhận các tiêu chuẩn như GlobalG.A.P, BAP, ISO, HACCP  đến từ các Sở Nông nghiệp, Chi nục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau được đào tạo để trở thành những chuyên gia tiên phong về tiêu chuẩn ASC cho tôm nuôi.

Giải thích về chứng nhận ASC, ông Hoàng Bá Nghị cho biết chứng nhận ASC (Aquaculture Stewardship Council – Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản) là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất áp dụng cho nuôi trồng thủy sản, là bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm và là xu hướng mới ở tất cả các thị trường trên thế giới.. Chứng nhận ASC giúp Công ty đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng của khách hàng với các sản phẩm sạch và bền vững. Cụ thể là môi trường bền vững, không suy thoái, không ảnh hưởng đến chung quanh. Đảm bảo an sinh xã hội, vùng nuôi phải nằm trong khu quy hoạch của nhà nước, không ảnh hưởng đến các hộ dân liền kề. Nuôi an toàn sinh học (dịch bệnh), tuyệt đối không được sử dụng chất cấm, không phá hủy môi trường nuôi, gây ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã. An toàn thực phẩm, sản phẩm phải đảm bảo sạch, không tồn lưu kháng sinh, chất cấm, an toàn cho người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Tham gia diễn đàn Diễn đàn Tôm Việt 2019, Tổ chức NHO tập trung giới thiệu với hơn 500 doanh nghiệp các hoạt động hỗ trợ, tư vấn đào tạo chứng nhận ASC, BAP; cung cấp các dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn GlobalG.A.P, VietGAP, hữu cơ,..; giới thiệu Sàn giao dịch Kết nối cung-cầu các sản phẩm được Tổ chức NHO-QSCert chứng nhận nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có sự liên kết để tăng sức cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu riêng và thương hiệu cho con tôm Việt Nam.

Bài và ảnh: Tổ chức NHO

Các hình ảnh liên quan:

Toàn cảnh diễn đàn Tôm Việt 2019

Ông Hoàng Bá Nghị, Tổng Giám đốc Tổ chức NHO đào tạo ToT cho các học viên ToT khóa đào tạo ASC tại Sóc Trăng vào thời điểm năm 2012

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo