Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Trao giấy chứng nhận sản xuất giống cá tra đạt chuẩn GlobalG.A.P. cho 3 cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Ảnh: Ông Nguyễn Thanh Hùng (bìa trái) đại diện tổ chức chứng nhận và Ông Trần Văn Dũng (bìa phải) Chủ nhiệm dự án
trao giấy chứng nhận GlobalG.A.P. cho 3 cơ sở sản xuất cá tra giống.
(KHCN-22/1/2016): Ngày 20/1, tại huyện Tiểu Cần (tỉnh Trà Vinh), Trung tâm Giống thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức trao giấy chứng nhận sản xuất giống cá tra đạt chuẩn GlobalG.A.P. cho 3 cơ sở trên địa bàn tỉnh. Đó là Trại Giống thủy sản Tiểu Cần (xã Hùng Hòa) thuộc Trung tâm Giống thủy sản Trà Vinh; Trại Giống thủy sản Mỹ Kiều (thị trấn Tiểu Cần) và Trại Giống thủy sản Kim Loan (xã Tập Ngãi). Dự kiến, tổng sản lượng con giống sản xuất hàng năm của 3 cơ sở này đạt khoảng 11,5 triệu con.
Ông Lê Tân Thới, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Trà Vinh cho biết, theo xu hướng của thế giới hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm rất được chú trọng. Thời gian qua, các hộ nuôi, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mặt hàng cá tra của tỉnh luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro về rào cản kỹ thuật được quy định tại thị trường của các nước nhập khẩu. Do đó, việc xây dựng mô hình trại sản xuất giống cá tra theo tiêu chuẩn Global Gap là rất cần thiết, giúp kiểm soát tốt chất lượng con giống, tránh rủi ro trong quá trình nuôi. Đây là tiền đề để sản phẩm thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới, nhất là các thị trường khó tính như châu Âu (EU), Mỹ…
Ảnh: Ông Lê Tân Thới Giám Đốc Trung Tâm Giống Thủy Sản Trà Vinh phát biểu tại hội nghị.
Mô hình trại sản xuất giống cá tra theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P. được Trung tâm Giống thủy sản triển khai từ năm 2013 đến nay, với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng; trong đó, hơn 1,36 tỷ đồng là nguồn ngân sách Trung ương, số còn lại do địa phương và người hưởng lợi đóng góp. Các trại sản xuất giống tham gia mô hình được tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P. về thức ăn, khoáng chất cần thiết để nuôi vỗ cá bố mẹ, cách kích thích sinh sản, thu và ấp trứng nở thành bột cá, ương cá bột lên cá hương, ương cá hương lên cá giống…
Trước đó, tháng 8/2014, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh đã trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P. cho Tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh với tổng diện tích 1,2 ha. Đây là nhóm nông hộ nuôi cá tra có quy mô nhỏ đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P.. Việc xây dựng mô hình nuôi cá tra theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P. là hướng đi đúng, giúp người nuôi tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, là điều kiện thuận lợi để ngành hàng cá tra tỉnh Trà Vinh đứng vững trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, do giá cá tra thương phẩm thời gian qua liên tục giảm, người nuôi bị thua lỗ khiến nhiều hộ nuôi trên địa bàn tỉnh phải treo ao hoặc chuyển sang nuôi đối tượng khác. Đến năm 2015, tỉnh Trà Vinh chỉ còn 20 hộ nuôi với 8,7 triệu con giống trên diện tích 10,4 ha, sản lượng thu hoạch hơn 4.300 tấn, chỉ đạt 15% so với kế hoạch./.
Bên cạnh đó Ông Nguyễn Thanh Hùng phát biểu tại hội nghị: Để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, nhà nhập khẩu áp dụng các phương pháp thực hành sản xuất theo GAP là một giải pháp góp phần tháo dỡ khó khăn cho ngành thủy sản hiện nay. Doanh nghiệp, cơ sở cần phải đổi mới chính mình, và đặc biệt áp dụng các tiêu chuẩn như : GlobalG.A.P., VietGAP, Nông Nghiệp Hữu Cơ…vào sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu như hiện nay khi các thỏa thuận tự do thương mại FTA, TPP có hiệu lực.
Nhằm thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước theo nghị định 36 về việc áp dụng thực hành sản xuất trong nuôi trồng thủy sản. Tổ chức chứng nhạn NHO đã phối hợp với Trung Tâm Giống Thủy Sản Trà Vinh thực hiện chương trình: “Xây dựng 03 trại sản xuất giống cá tra theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P.” nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường về chất lượng con giống và đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc con giống theo thị trường xuất khẩu khó tính.
GlobalG.A.P. thủy sản là tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu áp dụng trong lĩnh vực thủy sản.
Việc áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P. vừa tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn thực phẩm, vừa được cấp giấy thông hành đảm bảo tiếp cận vào các thị trường trong nước cũng như các thị trường xuất khẩu như: Châu Âu, Mỹ, Canada, Hàn Quốc… Đồng thời cũng sẽ hỗ trợ các Doanh nghiệp, cơ sở nâng cao thương hiệu, hình ảnh, năng lực và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Chúng tôi mong rằng, sau khi sản phẩm đã đạt được chứng nhận GlobalG.A.P. thì doanh nghiệp sẽ khẳng định được giá trị thực của mình và phát triển một cách bền vững”.
Ảnh: Ông Nguyễn Thanh Hùng đại diện tổ chức NHO-QSCert phát biểu tại hội nghị.
Buổi hội nghị “XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA THEO TIÊU CHUẨN GlobalG.A.P. TẠI TỈNH TRÀ VINH”” và trao giấy chứng nhận đã diễn ra thật long trọng và thành công tốt đẹp dưới sự hân hoan của các Ban, Ngành, các đơn vị tham gia và hơn hết là niềm vui của một kết quả tốt đẹp cho chủ doanh nghiệp sản xuất, tin rằng sau những nỗ lực, 03 trại sản xuất giống cá trasẽ ngày càng phát triển vững mạnh, đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn GlobalG.A.P. đến với rộng rãi người tiêu dùng trong, ngoài nước.
Với số lượng 3.500 chứng chỉ đã được cấp, vậy tổ chức NHO-QSCert là ai?
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn Quốc Tế như: Organic, ISO9001, ISO22000, ISO14001, đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có 10 văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.