Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

LIÊN KẾT VỚI BIOCERT TỔ CHỨC THÀNH CÔNG KHÓA ĐT CGĐG GLOBALG.A.P. V5

Nông sản chất lượng cao, một loại thực phẩm tưởng chừng như xa lạ nhưng lại đang ngày càng phổ biến trong đời sống của chúng ta trong thế kỷ này. Đối mặt với các loại độc tố trong thực phẩm tràn lan như hiện nay thì nhu cầu có được thực phẩm an toàn là điều không thể thiếu, nông sản chất lượng cao là ví dụ điển hình. Với áp lực từ phía người tiêu dùng, các nhà sản xuất nông nghiệp luôn tìm cách đảm bảo cho sản phẩm của mình có được chất lượng tốt nhất. Áp dụng mô hình sản xuất GLOBALG.A.P. (GG) trong trồng trọt được xem như “tấm kim bài bất khả xâm phạm” cho giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất. Đó là những yêu cầu về việc sử dụng công nghệ sản xuất làm giảm những tác động của việc canh tác lên môi trường, giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ sức khỏe của chính người lao động. Vì vậy, Chứng nhận tiêu chuẩn GG đưa ra một lời cam kết cho việc thực hành nông nghiệp tốt là một yếu tố cần thiết để thâm nhập thị trường tiêu thụ nội địa và quốc tế.

Nắm bắt được tình hình sản xuất nông nghiệp sạch cũng như nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chất lượng cao đang ngày càng gia tăng không ngừng trong bối cảnh kinh tế phát triển vượt bậc, NHO (National Health Organization/ Tổ Chức Sức Khỏe Quốc Gia) đã phối hợp với một trong những tổ chức chứng nhận nổi tiếng quốc tế: Biocert International Pvt Ltd tổ chức khóa đào tạo chuyên gia GG phiên bản 5.0 tại địa bàn Cần Thơ trong tháng 3 vừa qua (Hình 1).

Hình 1: Tổng quan về khóa học đào tạo chuyên gia GLOBAL.G.A.P. Trồng Trọt phiên bản 5.0 theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với thời gian đào tạo không nhiều, chỉ trong khoảng 40 giờ (từ ngày 14 đến 18/03/2016 tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ), học viên được giảng viên chính là Ông Hoàng Bá Nghị (chủ tịch hội đồng chứng nhận - Tổ chức chứng nhận NHO) và trợ giảng là Ông Aadarsh Mohandass (chuyên gia của tổ chức Biocert International) trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn GG ở phạm vi trồng trọt phiên bản 5.0 do Tổ chức GG ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2015, có thể áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2015 song song với phiên bản cũ hơn là 4.0-2. Đây là phiên bản GG mới nhất và sẽ chính thức bắt buộc áp dụng vào ngày 01 tháng 07 năm 2016. So với phiên bản 4.0-2, phiên bản mới này có nhiều điểm kiểm soát (Control Points) đã được sửa chữa và bổ sung thêm nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá phù hợp với điều kiện sản xuất mới như hiện nay.

Sự khác biệt giữa hai phiên bản GG 5.0 và GG 4.0-2

Với phiên bản GG 5.0, có 29 tiêu chí đánh giá đã được thay đổi các mức độ đánh giá sự phù hợp và được bổ sung thêm 24 điểm kiểm soát mới so với phiên bản GG 4.0-2. Trong 29 tiêu chí này, 17 điểm thứ yếu (Minor Musts) được chuyển sang điểm chính yếu (Major Must), 10 điểm khuyến cáo (Recommendations) được chuyển sang điểm thứ yếu, 1 điểm khuyến cáo được chuyển sang điểm chính yếu và 1 điểm chính yếu được chuyển sang Điểm thứ yếu. Có tổng cộng 24 điểm kiểm soát mới được thêm vào phiên bản mới này là: 5 điểm chính yếu, 11 điểm thứ yếu và 8 điểm khuyến cáo.

Trong bộ tiêu chuẩn mới, có tất cả 218 tiêu chí đánh giá (87 điểm chính yếu, 113 điểm thứ yếu và 18 điểm khuyến cáo) được trải đều số lượng trên các điểm soát ở các mục đánh giá như AF/ All Farm (tất cả các mô hình theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P. cần thực hiện), CB/ Crop Base (nhóm cây trồng), FV/ Fruit and Vegetable (phạm vi là rau, củ và quả) và CC/ Combinable Crop (phạm vi các loại nông sản cần sơ chế trước khi được tiêu thụ như: hạt ngũ cốc, các loại đậu, cỏ, mía,…). Bên cạnh đó còn các điều khoản sử dụng cho hệ thống quản lý chất lượng (QMS).

Hình 2: Các học viên tham gia khóa đào tạo chuyên gia GLOBALG.A.P.

Tiêu chuẩn GG yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng nhằm kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu chuẩn bị nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, sơ chế và dự trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc BVTV cũng phải đảm bảo nằm trong danh mục được phép sử dụng. Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc. Trọng tâm của GG là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.

Hình 3: Học viên trao đổi với chuyên gia đánh giá

Trong quá trình đào tạo với chuyên gia Aadarsh Mohandass, học viên không những được giải thích rõ hơn những điểm còn khúc mắc mà còn được tham gia đánh giá vài tình huống giả định nhằm rèn luyện kỹ năng xử lý của một chuyên gia đánh giá. Từ đó, cung cấp thêm cho học viên kỹ năng đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất về chứng nhận Tiêu Chuẩn GG.

Hình 4: Học viên trả lời các tính huống giả định từ các chuyên gia đánh giá

Với các học viên là chuyên gia đánh giá, khóa đào tạo không chỉ là cơ hội trao đổi bổ ích những kinh nghiệm, kỹ năng cần có trong quá đình đánh giá mà đây còn là dịp để họ giao lưu kết nối với nhau, tích lũy thêm những kiến thức cơ bản có hệ thống theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu thiết thực mà một chuyên gia đánh giá chứng nhận cần có.

Hình 5: Ông Hoàng Bá Nghị (phải) và ông Aadarsh Mohandass (trái) giải đáp những thắc mắc của học viên

Kết thúc khóa đào tạo, các học viên còn được trải nghiệm với bài kiểm tra thực tế qua các tình huống xảy ra trong quá trình đánh giá. Việc vận dụng kiến thức đã học được để xử lý tình huống giúp các học viên hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu quy định trong danh mục đánh giá. Qua đó, học viên đã dần trở nên quen thuộc với những chuẩn mực quy định trong quá trình đánh giá chứng nhận GG.

Bên cạnh đó, GG đang dần trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc do phần lớn các siêu thị, nhà bán lẻ hiện nay yêu cầu phải có chứng nhận này như một “giấy thông hành” cho sản phẩm đã áp dụng các biện pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Do đó, các nhà sản xuất nông nghiệp đều mong muốn cho sản phẩm của mình có được chứng nhận GG. Bởi vì, không có chứng nhận này, các sản phẩm của họ khó được các siêu thị, nhà bán lẻ đưa vào danh sách trưng bày sản phẩm. Hơn thế nữa, các nhà xuất khẩu nếu muốn đem sản phẩm của mình tiếp thị sang các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản hay Hoa Kỳ cũng cần áp dụng theo các tiêu chuẩn sản xuất được xác định bởi chứng nhận GG.

Một số hình ảnh khác về khóa đào tạo GG

Với số lượng 3.500 chứng chỉ đã được cấp, vậy tổ chức NHO - VIỆT NAM là ai?

NHO - VIỆT NAM là tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn Quốc Tế như: Organic, ISO9001, ISO22000, ISO14001, đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO - VIỆT NAM có 10 văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO - VIỆT NAM cung cấp các dịch vụ sau:

- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…

- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp

- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….

- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.

Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo