Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Ảnh: ÔngHoàng Bá Nghị đại diện Tổ Chức Chứng Nhận NHO và Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám Đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang trao chứng nhận GlobalG.A.P.
Ba cơ sở được trao chứng nhận GlobaGAP là Trang trại sản xuất thanh long Cát Tường (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước) với diện tích trồng thanh long 40 ha, sản lượng khoảng 1.000 tấn/năm; Hợp tác xã thanh Long Mỹ Tịnh An (xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo) với 34 hộ trồng thanh long, diện tích trên 23,3 ha, sản lượng khoảng 500 tấn/năm; Tổ hợp tác sầu riêng Bình Hòa B (xã Tam Bình, huyện Cai Lậy) với 35 hộ trồng sầu riêng, diện tích trên 21,2 ha, sản lượng khoảng 400 tấn/năm.
Ảnh: Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám Đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang trao chứng nhận VietGAP.
Hai cơ sở sản xuất nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP là Tổ hợp tác bưởi Da Xanh ấp Bình Thành (Tân Mỹ Chánh, TP.Mỹ Tho) với 31 hộ trồng bưởi Da Xanh, diện tích trên 10 ha, sản lượng khoảng 150 tấn/năm và Tổ hợp tác bưởi Da Xanh Cựu chiến binh và Cựu quân nhân (xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho) với 10 hộ tham gia trồng bưởi Da Xanh, diện tích 3,8 ha, sản lượng khoảng 6 tấn/năm.
Bên cạnh việc trao chứng nhận G.A.P, phía Lãnh Đạo của Sở NN&PTNT đã mời các đại diện doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch trong cả nước đến tham dự và tiến hành ký kết hợp đồng ghi nhớ bao tiêu – thu mua sản phẩm cho các cơ sở vừa đạt chứng nhận G.A.P ở trên.
Ảnh: Đại diện phía doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ký kết hợp đồng ghi nhớ với các cơ sở, HTX, THT, các hộ dân về việc bao tiêu – thu mua sản phẩm đạt chứng nhận G.A.P.
Như vậy, tính đến cuối năm 2015, Tiền Giang đã có 631,86 ha cây trồng các loại được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP,...) trong đó cây lúa 30 ha, cây ăn quả 130 ha và rau màu 67,64 ha. Theo bà Trần Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, riêng trong khuôn khổ Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (gọi tắt là QSEAP) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện, trong giai đoạn từ 2013 - 2015, đã có 25 cơ sở, tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chí và được cấp chứng nhận G.A.P (VietGAP, GlobalGAP).
Trong đó, hiện có 5 cơ sở sản xuất rau và 2 cơ sở sản xuất quả có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định với doanh nghiệp với giá sàn cao hơn từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg đối với rau và cao hơn giá thị trường từ 2.000 đồng đến 4.000 đồng/kg đối với quả. Đó là HTX thanh long Mỹ Tịnh An tiêu thụ từ 15 đến 20 tấn quả/ngày, HTX sầu riêng Ngũ Hiệp tiêu thụ 60 - 80 tấn quả/tháng, HTX rau an toàn Gò Công tiêu thụ từ 3 - 3,5 tấn rau an toàn/ngày, Tổ hợp tác rau an toàn Thuận Hòa (thị xã Gò Công) tiêu thụ 1 - 2 tấn rau an toàn/ngày, HTX rau an toàn Tân Đông (thị xã Gò Công) tiêu thụ 1 - 2 tấn rau an toàn/ngày, Tổ hợp tác rau an toàn Long Hưng (thị xã Gò Công) tiêu thụ 1 - 2 tấn rau an toàn/ngày, HTX rau an toàn Thạnh Hưng (Gò Công Tây) tiêu thụ 1 - 2 tấn rau an toàn/ngày.
Hiện nay, tổ chức sản xuất nông sản theo hướng GAP gắn kết với doanh nghiệp bao tiêu, hình thành chuỗi giá trị để nông dân cùng các đối tác hưởng lợi là một trong những nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đảm bảo nông sản an toàn và truy xuất được nguồn gốc khi tham gia thị trường. Trước mắt, trong năm 2016, Tiền Giang tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất nông sản theo tiêu chí GAP, khuyến khích các tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh liên kết với đối tác giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản GAP, ổn định và nâng cao mức sống cho nông hộ.
Theo: www.tiengiang.gov.vn, www.baoapbac.vn
Tham khảo thêm tại :
http://tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/87983/Kinh-te/Tien-Giang--Them-03-co-so-san-xuat-cac-nong-san-chu-luc-dat-tieu-chi-GlobalGAP.aspx
hoặc http://baoapbac.vn/kinh-te/201512/trao-chung-nhan-gap-cho-5-co-so-san-xuat-nong-san-654229/
hoặc http://snnptnt.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/87983/Kinh-te/Tien-Giang--Them-03-co-so-san-xuat-cac-nong-san-chu-luc-dat-tieu-chi-GlobalGAP.aspx
Với số lượng 3.500 chứng chỉ đã được cấp, vậy tổ chức NHO-QSCert là ai?
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn Quốc Tế như: Organic, ISO9001, ISO22000, ISO14001, đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có 10 văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.
Admin.