Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Tổ chức NHO tập huấn Quản lý và áp dụng GMP cho cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại thành phố Đà Lạt

Hiện nay tỉnh Lâm Đồng Chi cục ATTP đang triển khai và áp dụng GMP cho tất cả các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình của nhà nước quy định đến ngày 01/07/2019 các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

Xuất phát từ yêu cầu đó, Tổ chức NHO phối hợp với Chi cục ATTP Lâm Đồng tổ chức tập huấn Quản lý và áp dụng GMP cho cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Thành phố Đà Lạt vào ngày 20/05/2019. Tham dự tập huấn có ông Bùi Văn Độ - Chi cục Trưởng chi cục ATTP tỉnh Lâm Đồng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu Viện trưởng Viện nghiên cứu Buddha Yoga Việt Nam, Công ty Cổ phần dược Lâm Đồng (Ladophar), đại diện Công ty CP đầu tư sâm Ngọc Linh, đại diện Công ty TNHH MTV Vắcxin Pasteur Dalat, và đại diện hơn 10 Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hoạt động này đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các Đại biểu tham dự tập huấn đã chia sẻ mục tiêu cần thực hiện bao trùm các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; các nội dung kế hoạch cần được thiết lập và thực hiện nghiêm túc kế hoạch để tạo ra chất lượng sản phẩm mong muốn (các kế hoạch để làm tốt 10 nội dung trong GMP).

Ông Hoàng Bá Nghị - Tổng Giám đốc Tổ chức NHO có bài phát biểu quan trọng tại lớp tập huấn và đã chia sẻ những định hướng giúp cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bảo vế sức khỏe đạt được mục tiêu các yêu cầu của GMP, giúp cho cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng thực hành sản xuất tốt (GMP) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đáng chú ý, ở Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng độc quyền sáng chế cho Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu (thượng tọa Thích Huệ Đăng ở chùa Thanh Quang, Đà Lạt) đối với kết quả nghiên cứu di thực giống sâm Ngọc Linh từ núi Ngọc Linh (Kon Tum) về Đà Lạt. Nhân dịp này, Tiến sỹ Nguyễn Văn Sáu đã chia sẻ hành trình đi tìm cây sâm Ngọc Linh được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2008. Cây sâm được phát hiện ở độ cao từ 1.200-1500m trở lên (đạt mật độ cao nhất ở khoảng từ 1.700-2.000m dưới tán rừng già), cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này. Sâm mọc tập trung dưới chân núi Ngọc Linh, một ngọn núi cao 2.578m với lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50 cm, có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng, nên được gọi là sâm Ngọc Linh.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Sáu, cây sâm Ngọc Linh đã được ươm tạo giống và thoát được nguy cơ tuyệt chủng nhưng độ an toàn còn thấp và mức độ đe dọa vẫn ở bậc E trong sách đỏ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đang từng bước nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu với việc đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chính cho vùng cao theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới khẳng định thương hiệu "sâm Việt Nam". Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Sáu để làm được điều này, rất cần sự hỗ trợ, chứng nhận tiêu chuẩn GMP của Tổ chức NHO.

 

Bài và ảnh: Tổ chức NHO

 

Toàn cảnh hội nghị tập huấn quản lý và áp dụng GMP bảo vệ sức khỏe tại Đà Lạt, Lâm Đồng

 

Ông Bùi Văn Độ phát biểu chia sẻ tại Hội nghị

 

Ông Hoàng Bá Nghị - Tổng giám đốc Tổ chức NHO chia sẻ về chứng nhận GMP

 

Ông Hoàng Bá Nghị - Tổng giám đốc Tổ chức NHO trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáu khi tham quan cơ sở sản xuất

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo