Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

HỘI NGHỊ BÀN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SX VÀ TIÊU THỤ SP NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TẠI HÀ NỘI

Hình 1: Toàn cảnh Hội nghị.

Để thúc đẩy người dân tham gia sản xuất hữu cơ, bên cạnh việc quy hoạch và bảo vệ đất đai, nguồn nước thì việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng cũng được đẩy mạnh.

Hình 2: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong giai đoạn đổi mới, nhu cầu là cần đảm bảo an ninh lương thực, nông nghiệp nên phải áp dụng áp dụng các biện pháp canh tác có sử dụng các chất hóa học, vô cơ. Tuy nhiên hiện nay, khi nhu cầu lương thực đã được đảm bảo, thực phẩm không chỉ đủ mà phải ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm. Do vậy, nông nghiệp hữu cơ là một trong những hướng đi sắp tới của nông nghiệp Việt Nam.

Hình 3: Phần trình bày phát biểu của Chủ tịch IFOAM - Ngài Andre Leu.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, sản xuất hữu cơ Việt Nam đang từng bước phát triển. Thống kê của Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ – FiB năm 2017 cho thấy, diện tích nuôi trồng hữu cơ của nước ta năm 2015 đạt hơn 76.000 ha, tăng trên 3,6 lần so với năm 2010 và tập trung tại một số tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nam, Lâm Đồng, Cà Mau, Bến Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu… Sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến các thị trường như Nhật Bản, Đức, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Singapore…

Hình 4: Ông Hoàng Bá Nghị (bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng Ngài Andre Leu.

Để thúc đẩy người dân tham gia sản xuất hữu cơ, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng: “Chúng ta phải quy hoạch và bảo vệ đất đai, nguồn nước chưa bị ô nhiễm, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng. Đồng thời, thường xuyên thanh tra, giám sát việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng các sản phẩm hữu cơ đã được chứng nhận và đạt tiêu chuẩn”.

Hình 5: Cơ sở kinh doanh Trà hữu cơ.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Nam Hải, hiện nay, 87 quốc gia trên thế giới đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy định về nông nghiệp hữu cơ như Hoa Kỳ có quy định về sản phẩm hữu cơ được nêu trong Bộ luật liên bang; Nhật Bản có quy định về nông nghiệp hữu cơ được xây dựng trên nền tảng tiêu chuẩn Codex với các yêu cầu bổ sung gồm 4 tiêu chuẩn cụ thể về Cây trồng hữu cơ, Thực phẩm chế biến hữu cơ, Các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; Trung Quốc hiện có bộ tiêu chuẩn GB/T 19630 về sản phẩm hữu cơ gồm 4 phần liên quan tới Sản xuất, Quá trình, Dán nhãn và tiếp thị, Hệ thống quản lý; Thái Lan có bộ tiêu chuẩn TAS 9000 về nông nghiệp hữu cơ gồm 1 tiêu chuẩn chung xây dựng trên nền tiêu chuẩn của Codex và 2 tiêu chuẩn cho lĩnh vực Chăn nuôi hữu cơ và Thức ăn thuỷ sản hữu cơ. Ngoài ra Thái Lan còn phát triển một số tiêu chuẩn cho sản phẩm cụ thể như tiêu chuẩn cho Gạo hữu cơ, Cá sặc rằng hữu cơ, Mật ong hữu cơ.

Hình 6: Khu vực thưởng thức Trà hữu cơ.

Bên cạnh đó, ông Hải cũng cho biết, Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ IFOAM đã xây dựng và phối hợp với một số tổ chức ban hành các tiêu chuẩn sau trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ: Tiêu chuẩn của IFOAM cho sản xuất và chế biến hữu cơ; Tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS); Tiêu chuẩn hữu cơ khu vực Châu Á.

Hình 7: Ông Hoàng Bá Nghị tại khu vực trưng bày sản phẩm trà hữu cơ.

 Đối với trong nước, năm 2015, Bộ KH&CN công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2015 Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở của tiêu chuẩn quốc tế Codex CAC/GL 32-1999, soát xét 2007, sửa đổi 2013.

Đề cập về định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, ông Hải cho biết, trong năm 2017, Tổng cục TCĐLCL sẽ tổ chức soát xét sửa đổi tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2015 cho phù hợp với các bên tham gia sử dụng tiêu chuẩn trong thực tiễn, đồng thời tổ chức xây dựng, công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN hướng dẫn về chương trình chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở của nguyên tắc chứng nhận được quy định tại ISO/IEC 17065 và các yêu cầu đặc thù của lĩnh vực.

 Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Nam Hải, việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia TCVN về nông nghiệp hữu phải hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với tiêu chuẩn đã thống nhất trong ASEAN để đảm bảo yêu cầu hội nhập, đồng thời phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

Hình 8: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu bế mạc Hội nghị.

 Bên cạnh đó, Tổng cục TCĐLCL cũng xác định cần tiếp tục xem xét, tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia TCVN nhằm hướng dẫn chi tiết quá trình sản xuất hữu cơ trong một số lĩnh vực cụ thể như sản xuất hữu cơ trong trồng trọt hay sản xuất hữu cơ trong chăn nuôi, đồng thời gắn việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia TCVN về sản phẩm hữu cơ đối với một số sản phẩm cụ thể có tiềm năm xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, tôm... với mục tiêu phát triển sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu quốc gia.

Vui lòng tham khảo theo các đường link sau:

http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/174-8113-thuc-day-san-xuat-va-tieu-thu-san-pham-nong-nghiep-huu-co.html

http://www.tcvn.gov.vn/sites/head/vi/tin-chi-tiet-hoi-nghi-ban-giai-phap-thuc-day-san-xuat-va-tieu-thu-san-pham-nong-nghiep-huu-co-9f89fb98.aspx?AspxAutoDetectCookieSupport=1

http://www.quochoitv.vn/Videos/kinh-te-xa-hoi/2017/4/hoi-nghi-ban-giai-phap-thuc-day-san-xuat-va-tieu-thu-san-pham-nong-nghiep-huu-co/157739

http://dangcongsan.vn/kinh-te/ban-giai-phap-thuc-day-san-xuat-va-tieu-thu-san-pham-nong-nghiep-huu-co-432721.html

Tổ chức NHO-QSCert là ai?

QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.

NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:

- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…

- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp

- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….

- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.

Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo