Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU CÀ PHÊ VÀO THỊ TRƯỜNG EU

Hướng dẫn các bước nhập khẩu cà phê vào EU

Hệ thống các quy trình nhập khẩu nông sản vào EU là thống nhất đối với các sản phẩm nông sản đến từ các quốc gia nằm ngoài EU, bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nhà xuất khẩu nộp đơn xin được xuất khẩu hoặc tái xuất (yêu cầu hàng phải có chứng thư vệ sinh cùng một số giấy tờ khác và thuộc danh sách các công ty, các sản phẩm nông sản được EU cho phép xuất khẩu). Tại bước này, công ty/nhà xuất khẩu cần liên hệ với cơ quan chức năng của Việt Nam, ở đây là Cục Bảo vệ thực vật để tìm hiểu về việc đáp ứng yêu cầu đưa vào danh sách các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được miễn kiểm tra trước khi xuất khẩu theo các cam kết SPS trong Hiệp định EVFTA.

Bước 2: Cơ quan quản lý của nước xuất khẩu ngoài EU cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu. Ở đây cơ quan quản lý là Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Bước 3: Nhà xuất khẩu gửi trước bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu tới nhà nhập khẩu EU

Bước 4: Nhà nhập khẩu nộp đơn xin phép nhập khẩu có bản sao tài liệu xuất khẩu, tái xuất khẩu gửi kèm

Bước 5: Cơ quan quản lý thuộc EU cấp giấy phép nhập khẩu

Bước 6: Nhà nhập khẩu gửi bản cấp phép nhập khẩu gốc tới nhà xuất khẩu ngoài EU

Bước 7: Nhà xuất khẩu gửi 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu cùng với hàng hoá

Bước 8: Nhà xuất khẩu xuất trình 2 loại tài liệu xuất khẩu và nhập khẩu tới cơ quan hải quan tại mỗi điểm kiểm soát biên giới trước khi hàng được đưa vào lãnh thổ EU

Quy định về chứng từ và điều kiện kiểm tra đối với hàng nhập khẩu vào EU

Theo quy định của EU, khi thông quan hàng hoá, phải xuất trình cho cơ quan Hải quan tờ khai theo mẫu do Hải quan quy định. Ngoài ra, có thể sử dụng những mẫu tờ khai khác nếu được cơ quan Hải quan cho phép.

Những chứng từ cơ bản cho hàng hoá nhập khẩu vào các nước thành viên EU không phụ thuộc vào giá trị lô hàng hay loại hình vận chuyển. Thông thường đối với hàng nhập khẩu vào EU, yêu cầu phải có những chứng từ cơ bản sau đây:

+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): Cần ghi rõ chính xác các thông tin mô tả hàng hoá, điều kiện giao hàng và mọi chi tiết cần thiết để xác định đúng toàn bộ giá hàng, cước phí và bảo hiểm

+ Vận đơn (Bill of Lading)

+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) khi người nhập khẩu yêu cầu hoặc quy định bắt buộc đối với một số hàng hoá nhất định. Những hàng hoá được hưởng GSP phải có “C/O form A.”

+ Phiếu đóng gói (Packing List) nếu cần

+ Tờ khai xuất khẩu của người gửi hàng (Shipper’s export declaration) áp dụng đối với những lô hàng có trị giá trên 2500 USD

+ Giấy phép nhập khẩu (Import License) nếu cần

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) nếu cần

+ Hóa đơn chiếu lệ (Pro-forma Invoice) nếu cần

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

+ Chứng từ nhập khẩu đối với hàng phi nông sản (Import Documentation for Non-agricultural)

Thủ tục hải quan tại EU

Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế hải quan và thuế VAT.

Thủ tục hải quan liên quan đến giải phóng hàng, giao nhận, kho hải quan, sản xuất, gia công nhập khẩu dưới sự quản lý nhập khẩu, tạm nhập, gia công xuất khẩu và xuất khẩu.

Nếu hàng hóa đến từ nước có hiệp định thương mại tự do với EU thì chúng sẽ được nhận trợ cấp hải quan khi nhập khẩu và để được hưởng phúc lợi, hải quan yêu cầu khai báo nguồn gốc, khai báo chứng nhận xuất xứ hoặc hóa đơn mua bán của người xuất khẩu.

Hàng được giải phóng để được tự do lưu thông: theo điều khoản 23/EC quy định hàng hóa được tự do lưu thông trong Cộng đồng châu Âu.

Xuất khẩu

Quá cảnh trong nước/ngoài nước: Cho phép hàng hóa được nhập khẩu để giao nhận miễn thuế tại cơ quan hải quan nội địa, với mục đích vận tải quá cảnh.

Kho Hải quan: Cho phép nhập khẩu hàng hóa vào Cộng đồng và lựa chọn thời điểm trả thuế hoặc tái xuất hàng hóa.

Chế biến dưới sự quản lý nhập khẩu: Hàng hóa có thể được chế biến thành sản phẩm chịu tỷ lệ thuế thấp hơn trước khi được đưa vào lưu thông tự do.

Gia công chế biến xuất khẩu/nhậpkhẩu: cho phép nhập khẩu các nguyên vật liệu hoặc các hàng hóa sơ chế được gia công, chế biến để tái xuất vào Cộng đồng mà không yêu cầu các nhà sản xuất phải chịu thuế hải quan và VAT đối với hàng hóa được chấp nhận. Có hai dạng khác nhau: (1) Cho phép giảm thuế; (2) Trả ngay hoặc trả sau.

Tạm nhập: Hàng hóa được chấp nhận trong Cộng đồng mà không phải nộp thuế hoặc VAT theo các điều kiện hoặc tái xuất sau đó.

--------------------------------

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NHONHO 

Hotline: 02923.819.689

Email: info@nhovn.com

Fanpage: Tổ chức NHO

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo