Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Sáng ngày 27 tháng 12 năm 2017, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Giải pháp phát triển Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam”.
Tham dự diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm; Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam Hà Phúc Mịch; Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, TGĐ Công ty CP Phân bón Bình Điền, Trưởng Ban tổ chức diễn đàn Lê Quốc Phong và hơn 350 đại biểu gồm các nhà quản lý là lãnh đạo các sở, ban ngành từ trung ương đến địa phương, các nhà khoa học, lãnh đạo các viện và trung tâm nghiên cứu, trường đại học, hiệp hội, các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các nhà cung ứng vật tư nông nghiệp...
Hình 1: Toàn cảnh diễn đàn.
Diễn đàn là cơ hội để tất cả các bên liên quan cùng chia sẻ, tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm giúp cho nông nghiệp hữu cơ hoặc theo hướng hữu cơ của Việt Nam phát triển, bởi đây là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng nông sản và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng cũng như môi trường sống. Hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) ở Việt Nam.
Diễn đàn tập trung vào 4 nhóm chủ đề: “Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất NNHC”, “Sản xuất, thu hái, chế biến, bảo quản sản phẩm NNHC”, “Thương mại sản phẩm NNHC” và “Đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển NNHC”. Sau 5 giờ thảo luận, tranh luận sôi nổi, diễn đàn đã làm rõ, gợi mở nhiều vấn đề về khái niệm, ý nghĩa, tình hình và cách thức sản xuất NNHC, kiến nghị nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển NNHC trong thời gian tới.
Phát biểu tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Viện trưởng Viện KHNN Việt Nam khẳng định sản xuất NNHC là một xu thế tất yếu, là hệ thống sản xuất duy trì được lâu dài sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người dựa trên việc khai thác hợp lý các quá trình sinh thái, đa dạng sinh thái học và các chu trình khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương…kết hợp truyền thống với đổi mới, sáng tạo và KHCN để mang lại cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người trong cộng đồng.
GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp thì tâm đắc “Giải pháp NNHC, nông nghiệp sạch góp phần chống biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng gay gắt hiện nay”.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, cho biết Bộ đang gấp rút hoàn thành Nghị định 210 về sản xuất NNHC, trong đó tập trung tăng cường hiệu quả của truyền thông, cho cả người sản xuất và sử dụng sản phẩm NNHC; tiến hành đồng bộ các giải pháp: đất đai, công nghệ sinh học, đa dạng hóa sinh học và môi trường sinh thái bền vững; khuyến khích sản xuất sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn, có chứng nhận, nhưng vẫn phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng, chọn sản xuất sản phẩm bản địa đặc sản, kiên quyết không phát triển tràn lan; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực học hỏi các nước có nền sản xuất NNHC tiên tiến; tập trung vào các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất lớn như TH True Milk, Vinamilk… đồng thời khuyến khích các nhóm hộ có đủ điều kiện sản xuất NNHC; tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức chứng nhận NNHC trong và ngoài nước; nâng cao vai trò của Hiệp hội NNHC… Tất cả đều phải có bước đi, lộ trình phù hợp, cụ thể.
Hình 2: Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu trong diễn đàn.
Trong những năm gần đây, sản xuất NNHC có sự tăng trưởng cao. Nếu như năm 1999 trên thế giới chỉ có 11 triệu hecta đất sản xuất NNHC (chiếm 0,2% đất canh tác toàn cầu), thì đến năm 2015 diện tích canh tác NNHC trên thế giới đã tăng lên 50,9 triệu hecta. Úc là quốc gia sản xuất NNHC lớn nhất với 22,7 triệu hecta, Mỹ 3 triệu hecta (chiếm 25% tổng diện tích đất nông nghiệp). Ở Việt Nam, đã có 33 tỉnh thành triển khai sản xuất NNHC với diện tích đất canh tác năm 2016 là 77.000 hecta (tăng 3,6 lần so với năm 2010). Nhiều mô hình sản xuất hữu cơ có hiệu quả, như: Trang trại rau củ Organic Đà Lạt; nhà máy chế biến dầu dừa Phú Hưng ở Bến Tre; nhà máy chè Cao Bồ ở Vị Xuyên- Hà Giang; nhà máy đường TT ở Tân Châu- Tây Ninh; nông trại Viễn Phú sản xuất gạo Hoa sữa và sản phẩm handmade ở Cà Mau.
Tham khảo thêm tại:
https://www.mard.gov.vn/Pages/dien-dan-phat-trien-nong-nghiep-huu-co-viet-nam.aspx
Tổ chức NHO-QSCert là ai?
Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.