Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

HỘI THẢO “GIỚI THIỆU CÁC YÊU CẦU CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN GLOBALG.A.P. V5, VIETGAP, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ (ORGANIC)” TẠI KIÊN GIANG

Hiện nay một số lô hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu đã bị đối tác từ chối, trả về do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Để tạo lòng tin cho người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu áp dụng các phương pháp thực hành sản xuất theo GAP là một giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp, cơ sở, hộ dân cần phải đổi mới chính mình, và đặc biệt áp dụng các tiêu chuẩn như: GlobalG.A.P., VietGAP, Nông Nghiệp Hữu Cơ (Organic), Fair-TSA vào sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu như hiện nay khi mà các thỏa thuận tự do thương mại FTA, TPP có hiệu lực.

Có thể nói, một thực tế đáng quan tâm thời gian qua là vấn đề “An toàn vệ sinh thực phẩm”. Đây là câu chuyện được nhắc đi nhắc lại hàng ngày nhưng đó vẫn luôn là câu chuyện mới nhất. Mối quan tâm của người tiêu dùng hiện nay là “mua rau thì sợ thuốc trừ sâu, mua cá thì sợ cá ướp hàng the, mua thịt thì sợ chất tạo nạc”. Theo nhận định của Thạc sĩ Phạm Thị Hồng Trang, Viện Khoa Học và Công Nghệ Mekong “Trong bối cảnh người tiêu dùng lo ngại về thực phẩm không an toàn thì việc áp dụng các phương pháp thực hàng sản xuất tốt (GAP), cụ thể như các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Nông nghiệp hữu cơ (Organic) nổi lên như một phương pháp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, là bước đi cần thiết cho nông nghiệp Việt Nam”.

Với tình hình nêu trên, Tổ chức chứng nhận NHO-QSCert đã phối hợp với Sở Nông Nghiệp và PTNT Kiên Giang tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giới thiệu các yêu cầu chính của tiêu chuẩn GlobalG.A.P. V5, VietGAP, Nông Nghiệp Hữu Cơ (Organic)” vào ngày 7/7/2016 vừa qua. Nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức và có cái nhìn tổng quát về yêu cầu của các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, Nông nghiệp hữu cơ (Organic) của Canada, đặc biệt là tiêu chuẩn GlobalGAP phiên bản 5.0, ban hành ngày 29/6/2015 và bắt buộc áp dụng từ ngày 01/7/2016 và xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch cho vùng sản xuất nông nghiệp đã và đang thực hiện.

Ảnh: Ông Đỗ Minh Nhật - PGĐ Sở NN&PTNT Kiên Giangphát biểu khai mạc hội thảo.

Tham dự hội nghị lần này có Ông Hoàng Bá Nghị, GĐ tổ chức NHO, đồng chí Đỗ Minh Nhật, PGĐ Sở NN&PTNT Kiên Giang, đồng chí Nguyễn Xuân Niệm – PGĐ Sở khoa học và công nghệ, đồng chí Lê Thị Nhất – PGĐ Sở Công Thương,  đồng chí Trần Quang Giàu – chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV, đồng chí Hoàng Trung Kiên – GĐ Trung tâm khuyến nông Kiên Giang, đồng chí Nguyễn Quang Toàn – chi cục phó Chi cục Thú y và Chăn nuôi, đồng chí Ngô Đình Thức – PGĐ Trung tâm giống Nông Lâm Ngư nghiệp, cùng đại diện các Phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng kinh tế đô thị, các trạm khuyến nông huyện – thị - thành phố, cùng đại diện các nhóm Nông dân – Doanh nghiệp trong tỉnh đến tham dự.

Ảnh: Toàn cảnh hội thảo.

Nhằm đồng hành và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của của bà con nông dân, phía Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn đã tham vấn những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp nông thôn, những chính sách hỗ trợ nông dân – doanh nghiệp nhằm giúp họ yên tâm sản xuất và có đầu ra sản phẩm hợp lý tăng thêm thu nhập.

Ảnh: Ông Đỗ Minh Nhật, PGĐ Sở NN&PTNT Kiên Giang có đôi lời chia sẻ về các chính sách hỗ trợ nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang.

Về phía Sở Công Thương cũng nêu lên những đề xuất, góp ý để góp phần thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp nói chung. Sở cũng cho biết thêm sẽ tích cực hỗ trợ, xây dựng hệ thống phân phối nông sản chuyên nghiệp và hiệu quả. Đồng thời, tăng cường thông tin, quảng bá sản phẩm; nâng cao nhận thức cho các doanh nhân trong tỉnh; nâng cao trách nhiệm các ngành, các cấp xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin sản xuất và tiêu thụ nông sản của tỉnh.

Ảnh: Bà Lê Thị Nhất – PGĐ Sở Công Thương phát biểu tại hội thảo.

Bên cạnh đó, Hội thảo cũng lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân đối với quy trình nuôi trồng, chăm bón, thu hái cũng như khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho đến các quy trình chứng nhận các tiêu chuẩn cho sản phẩm.

Ảnh: Tham gia đặt câu hỏi từ phía nông dân – doanh nghiệp với chuyên gia của tổ chức NHO-QScert.

Tại hội thảo lần này, Ông Hoàng Bá Nghị - GĐ Tổ chức chứng nhận NHO - QSCert đã có buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và quy trình để tham gia các chứng nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P. V5, VietGAP, Nông Nghiệp Hữu Cơ (Organic) đến các đại biểu tham dự tại hội thảo.

Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị - GĐ tổ chức chứng nhận NHO-QSCert trao đổi về các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP, Nông nghiệp hữu cơ (Organic) đến các đại biểu tại hội thảo.

Ảnh: Tổ chức NHO-QSCert chụp ảnh lưu niệm với các Sở ban ngành tỉnh Kiên Giang.

Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học...và các hiệp hội của họ.

Trước đây là tiêu chuẩn EUREP GAP đến ngày 02/07/2007 và được nâng tầm lên thành GlobalG.A.P. ( là viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Bộ tiêu chuẩn GlobalG.A.P. là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nó không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất.

VietGAP là gì?

Sau khi gia nhập WTO, ngành xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực; Tuy nhiên, lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài chưa được như kỳ vọng. Một phần nguyên nhân chính là hàng hóa của chúng ta vấp phải các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa rất khắt khe của các nước nhập khẩu. Hiện nay, thị trường xuất nhập khẩu nông sản-thủy sản-thực phẩm trên thế giới đang được kiểm soát bởi những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Nắm bắt được những khó khăn trên, từ năm 2006, ASEAN đã công bố bản quy trình GAP (Good Agricultural Practices: Thực hành nông nghiệp tốt) chung cho các nước thành viên. Và ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn riêng của Việt Nam có tên viết tắt là VietGAP.

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Nông nghiệp hữu cơ (Organic)

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ: www.ifoam.org) với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Đôi nét về Tổ chức NHO-QSCert

Tổ chức chứng nhận NHO-QSCert  với hơn 12 địa điểm văn phòng, chi nhánh, trung tâm kiểm nghiệm trong cả nước, Ấn Độ và các nước ASEAN là một trong những tổ chức chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, trang trại các hoạt động:

- Hoạt Động chứng nhận: Được chỉ định của các tổ chức quốc tế về việc đánh giá chứng nhận GlobalGAP, các tiêu chuẩn Organic – Nông Nghiệp hữu cơ của Mỹ, Canada, EU, IFOAM, Hàn Quốc… Được chỉ định của Bộ KH và CN về việc đánh giá các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO9001, ISO14001, ISO22000, HACCP, GMP… Được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp về việc đánh giá và chứng nhận VietGAP chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy ngành nông nghiệp bao gồm 57 qui chuẩn.

 - Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định là Phòng Thử Nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm của Bộ NN và PTNT, được công nhận năng lực Phòng Thử Nghiệm của Bộ Khoa Học và Công Nghệ, có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí…

- Hoạt động giám định: Cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa thương mại, giám định công xuất hàng, giám định tại nhà máy cho lĩnh vực thủy sản, nông sản, thực phẩm xuất nhập khẩu.

- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

Với hơn 3500 chứng nhận, Tổ chức NHO-QSCert sẽ luôn luôn đồng hành và hỗ trợ các Doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, hình ảnh, năng lực và uy tín trên trường quốc tế cũng như đảm bảo cơ sở, các quá trình và chất lượng - an toàn sản phẩm của quý khách hàng luôn tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn thông qua các dịch vụ và giải pháp sáng tạo.

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo