Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Hình 1: Toàn cảnh Hội thảo.
Phát biểu trong Hội thảo, Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra nhận định: “Đối với thị trường hiện nay, nguồn cung cấp thực phẩm hữu cơ đang có xu thế tăng mạnh trong nhiều năm tới. Bên cạnh đó, xu thế phát triển kinh tế theo hướng hữu cơ đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ người tiêu dùng và Nhà nước. Việt Nam có nhiều lợi thế để phù hợp cho việc sản xuất Nông nghiệp hữu cơ. Điều kiện đất đai thuận lợi, khí hậu nhiệt đới cung cấp cho quá trình sinh trưởng, địa hình đa dạng thích hợp cho các loại sản phẩm hữu cơ. Khó khăn lớn nhất trong quá trình sản xuất thực phẩm hữu cơ là nông dân vẫn chưa nhận thức được hướng đi của thực phẩm sạch, ngoài ra việc đầu tư chi phí vào sản xuất khá cao, chưa nắm rõ quy trình thực hiện do vẫn còn tập quán canh tác truyền thống. Bên cạnh đó, để chứng nhận được chất lượng của thực phẩm hữu cơ cần có những cơ quan, đơn vị uy tín thực hiện. Đầu ra sản phẩm hữu cơ trên thị trường khá cao, chủ yếu xuất ra thị trường ngoài như EU, Mỹ, Nhật… Đối với nội địa chỉ một số thị trường nhỏ lẻ tiêu thụ nên chưa tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi canh tác từ truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ.”
Hình 2: Ông Hoàng Bá Nghị trao đổi với Ông Trần Thanh Nam về vấn đề Nông nghiệp Hữu cơ tại Hội thảo.
Ông Phạm Đồng Quảng, nguyên Cục phó Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: “Từ trước đến nay ở Việt Nam chưa có văn bản quy định cụ thể nào về việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Quy chuẩn về hữu cơ tuy đã có, nhưng còn thiếu và cần phải thay đổi. Thực phẩm hữu cơ là điều quan tâm của toàn cầu và là cơ hội rất lớn cho nông sản Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, quan điểm của các nhà soạn thảo nghị định là cần có những chính sách đặc thù để phát triển nông nghiệp hữu cơ, ưu tiên những chính sách hiện có cho nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam”, ông Quảng nói.
Phát biểu trong buổi phỏng vấn trên chuyên mục Chuyển động Kinh doanh của kênh truyền hình HTV9, Ông Hoàng Bá Nghị cũng đã trình bày ý kiến của mình về vấn đề phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Hình 3: Ông Hoàng Bá Nghị trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình HTV9.
Ngoài ra, trong buổi Hội thảo còn có nhiều ý kiến đóng góp hữu ích từ các Doanh nghiệp, Tổ chức về vấn đề thúc đẩy và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Tham khảo thêm tại: http://tuoitre.vn/uu-tien-chinh-sach-cho-nong-nghiep-huu-co-1373089.htm
Tổ chức NHO-QSCert là ai?
QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.