Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Hình 1: Toàn cảnh Hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, đại diện Vinafood 2 cho biết: Năm 2017, diện tích thực hiện liên kết của Vinafood 2 tại vùng ĐBSCL đạt 28.585 ha, giảm hơn 10.000 ha so với năm 2016, sản lượng lúa mua theo hợp đồng đạt tỷ lệ thấp (30%). Theo đại diện Vinafood 2, một trong những nguyên nhân của hạn chế này là do nhận thức về hợp đồng liên kết sản xuất ở một số nông dân còn rất hạn chế, chưa muốn liên kết, sợ bị ràng buộc. Trong khi đó, một số hợp tác xã (HTX) liên kết với doanh nghiệp (DN) còn mang tính hình thức, chưa chủ động trong sản xuất, năng lực quản lý của HTX còn hạn chế.
Hình 2: Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2017 – 2018 tại ĐBSCL.
Nhìn chung, diện tích liên kết còn rất khiêm tốn so với tiềm năng sản xuất lúa vùng ĐBSCL, nhiều nơi có một số nông dân không muốn liên kết với DN, tình trạng hàng xáo đặt cọc tiền mua lúa và tranh mua với DN, nông dân bán ra bên ngoài là nguyên nhân khiến tỷ lệ mua lúa theo hợp đồng còn thấp.
Theo các DN, trong thực hiện liên kết, quyết định sản xuất và bán sản phẩm vẫn là nông dân, vai trò của HTX chưa đủ mạnh, chưa có tính thuyết phục nông dân làm theo, cũng do năng lực, hoạt động của nhiều HTX còn hạn chế. Trong khi một số nông dân chưa tuân thủ hợp đồng với DN, khi giá lúa tăng thì bán ra bên ngoài, bán cho thương lái mặc dù đã ký hợp đồng với DN…
Đại diện HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Thành Bắc (Tiền Giang), Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển HTX, nhưng nhiều HTX nông nghiệp chưa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng để tổ chức sản xuất, do vậy cần sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và HTX đầu tư sản xuất. DN có vai trò quan trọng trong thực hiện liên kết sản xuất, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích để có nhiều DN tham gia đồng hành cùng nông dân.
Ông Nguyễn Ngọc Nam – Quyền Tổng Giám đốc Vinafood 2 cho biết những năm vừa qua Việt Nam bán những loại gạo cấp trung bình, một số gạo chất lượng cao và thơm, nhưng thiếu sự ổn định, cần có sự gắn kết bền vững giữa DN và nhà sản xuất, theo đó DN cần thực hiện liên kết với các tổ chức quy mô như HTX chứ không thể nào ký hợp đồng đơn lẻ với một vài hộ nông dân.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), tuy đạt được một số thành công bước đầu, nhưng nhìn chung sự phát triển của các HTX và tổ hợp tác vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở khâu tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, khó khăn nhất đối với DN và nông dân là vốn để đầu tư sản xuất. Trong liên kết chuỗi giá trị, 3 nhóm DN gồm DN bao tiêu sản phẩm, DN cung ứng vật tư và cung cấp vốn có vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, DN bao tiêu sản phẩm đóng vai trò trung tâm của các mối liên kết.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 5,7 triệu tấn, trên số lượng hợp đồng đã ký là 6,4 triệu tấn. Tình hình xuất khẩu gạo sắp tới, trước mắt năm 2018 có chiều hướng khả quan, khả năng tăng hơn năm 2017. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhập khẩu gạo Việt Nam.
Gianh Lam
Tham khảo thêm tại: https://baomoi.com/tang-cuong-lien-ket-san-xuat-va-tieu-thu-lua-gao-dbscl/c/25205169.epi
Tổ chức NHO-QSCert là ai?
Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.