Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Tiêu chuẩn BRC là gì?
BRC (British Retail Consortium) – là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh thiết lập vào năm 1998. Tiêu chuẩn được thiết lập cho các nhà sản xuất thực phẩm cung cấp hàng hóa mang nhãn hiệu của các nhà bán lẻ vào thị trường bán lẻ Anh Quốc. Hiện nay, tiêu chuẩn này được chấp nhận bởi hơn 8.000 doanh nghiệp thực phẩm tại hơn 80 quốc gia. BRC đã trở thành bộ tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất trên thế giới bên cạnh những tiêu chuẩn khác như: HACCP, ISO22000, FSSC22000,…
Thay vì đánh giá sản phẩm ở khâu bán hàng, tiêu chuẩn BRC giúp nhà sản xuất kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi sản phẩm đến tay khách hàng. Tiêu chuẩn yêu cầu phải cập nhật các luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp nhà phân phối đảm bảo ứng phó kịp thời với sự thay đổi để luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Điểm nổi bật của BRC là người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được sản phẩm đang được sử dụng có nguồn gốc xuất xứ từ đâu. Do những ưu việt của mình, BRC nằm trong số ít các tiêu chuẩn được GFSI (The Global Food Safety Initiative - Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu) thừa nhận toàn cầu cùng với FSSC 22000, IFS, SQF, GLOBALG.A.P hay BAP.
03 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lí của BRC
Để phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng/chế biến thực phẩm phải áp dụng 3 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý của họ, đó là:
10 yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn BRC
1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến: Lãnh đạo cấp cao phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
2. Kế hoạch an toàn thực phẩm – Phân tích mối nguy và kiểm soát: Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
3. Đánh giá nội bộ: Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.
4. Hành động khắc phục và phòng ngừa: Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
5. Truy tìm nguồn gốc: Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.
6. Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt: Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.
7. Dọn dẹp và vệ sinh: Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
8. Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt – vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
9. Kiểm soát hoạt động: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
10. Đào tạo: Cần có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.
Bên cạnh những yêu cầu tương đối khắt khe, BRC đem lại nhiều lợi ích:
Tầm quan trọng của tiêu chuẩn BRC đối với sản phẩm
Tiêu chuẩn BRC không phải cơ sở pháp lí duy nhất để xuất khẩu sản phẩm qua các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đang yêu cầu bắt buộc phải áp dụng và đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn BRC thì mới được tham gia vào thị trường của họ. Đặc biệt, với các thị trường khó tính như Hoa Kì, Canada, EU thì BRC là giấy thông hành của nhà cung cấp khi muốn đưa sản phẩm qua các cộng đồng công nhận tiêu chuẩn. BRC giúp nhà sản xuất mở rộng cơ hội hợp tác, nâng cao tính cạnh tranh, củng cố niềm tin của khách hàng, nâng cao giá trị, uy tín của sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Bên cạnh một số tiêu chuẩn phổ biến như ISO, VietGAP, Global GAP, Organic,… thì BRC là một trong những tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp có được lợi thế nhất định khi xuất khẩu sang thị trường ngoài nước.