Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Cụ thể hơn, trong thời gian 6 ngày, từ ngày 29/07 – 03/08/2017, đoàn chuyên gia của Tổ chức chứng nhận NHO phối hợp cùng với Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ tổ chức khóa “Đào tạo giảng viên GlobalG.A.P. trồng trọt” cho 30 học viên là cán bộ của Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông và cán bộ Trạm Khuyến nông, Bảo vệ thực vật 3 huyện Tam Nông, Lâm Thao và Phù Ninh.
Hình 1. Toàn cảnh lớp học
Việc đào tạo giúp các cán bộ hiểu thêm về quá trình thực hiện sản xuất canh tác nông nghiệp tuân thủ theo các tiêu chí đánh giá quan trọng của tiêu chuẩn GlobalG.A.P. Qua đó, nhằm tạo ra nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch hỗ trợ chứng nhận GlobalG.A.P cho nông dân trồng rau, cây ăn quả trong năm 2017 và những năm tiếp theo của ngành nông nghiệp tỉnh.
Hình 2. Làm bài tập tình huống theo nhóm
Trong quá trình đào tạo, song song với lý thuyết, các học viên còn được tham gia xử lý đánh giá những tình huống theo nhóm mà các giảng viên giả định nhằm rèn luyện kỹ năng xử lý của một chuyên gia đánh giá. Từ đó, cung cấp thêm cho học viên kỹ năng đánh giá bên thứ nhất, bên thứ hai và bên thứ ba về chứng nhận Tiêu Chuẩn GlobalG.A.P.
Hình 3. Trao đổi nhóm và làm bài tập tình huống
Hình 4. Tranh luận sôi nổi giữa các nhóm trong giờ thảo luận tại lớp.
Các tiêu chí đánh giá yêu cầu người sản xuất phải có hệ thống kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình sản xuất từ lúc thu mua nguyên liệu đầu vào như cây giống, phân bón, thuốc BVTV,… cho đến lúc thu hoạch sản phẩm, đóng gói, bảo quản, vận chuyển,… hết sức nghiêm ngặt và bảo đảm tính nguyên vẹn của sản phẩm GlobalG.A.P. nên các học viên rất nhiệt tình tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.
Hình 5. Học viên trình bày kết quả thảo luận tình huống.
Không chỉ được đào tạo về lý thuyết, khóa đào tạo đã bố trí 02 buổi đi thực tiễn đánh giá mô hình VietGAP trên cây bưởi tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng và mô hình VietGAP trên cây rau tại xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê. Từ đó, giúp các học viên có được cơ hội được trải nghiệm, và tích lũy thêm kiến thức thực tế cần có chuẩn bị cho quá trình đánh giá chứng nhận GlobalG.A.P.
Hình 6. Xe chuẩn bị cho các học viên đến trang trại để thực hành và khảo sát.
Khu vực sản xuất nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương rất thích hợp trồng các loại cây có múi như cam, bưởi, quýt. Trong khóa đào tạo này, trang trại bưởi được chọn làm nơi khảo sát và thực hành đánh giá cho các học viên.
Hình 7. Địa điểm khảo sát thực tế
Hình 8. Trang trại bưởi là nơi thực hành khảo sát của học viên
Phỏng vấn nông hộ tham gia sản xuất là một trong những tiêu chí đánh giá của tiêu chuẩn GlobalG.A.P. và đã được các cán bộ thực hành trực tiếp ngay tại trang trại. Nhờ đó, các học viên có thể ghi nhận được các công việc canh tác hằng ngày của nông hộ trên chính khu vực sản xuất của mình cũng như các biện pháp phòng ngừa kiểm soát dịch hại trên nông sản mà nông hộ đang áp dụng cũng được quan tâm cụ thể.
Hình 9. Học viên đang phỏng vấn nông hộ.
Hình 10. Học viên phỏng vấn nông hộ (tt).
Một số hình ảnh của các học viên khi thực hành tại trang trại bưởi
Hình 11. Học viên lắng nghe và ghi chép nội dung
Hình 12. Phỏng vấn nông hộ
Hình 13. Phỏng vấn nông hộ
Các học viên lần lượt phỏng vấn các nông hộ tham gia sản xuất nông nghiệp tại địa phương
Hình 14. Học viên tiếp tục phỏng vấn nông hộ thứ 2
Hình 15. Học viên trao đổi với nông hộ tại vườn
Hình 16. Học viên chụp hình lưu niệm với nông hộ tại vườn
Sau chuyến khảo sát thực tế tại trang trại, các học viên bắt đầu trình bày báo cáo của mình để cùng trao đổi những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức thực tế liên quan đến quá trình đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn GlobalG.A.P. Hơn thế nữa, học viên còn có dịp hiểu thêm về các biện pháp phòng ngừa sự cố ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép để từ đó có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ các nông hộ tham gi sản xuất.
Hình 17. Học viên trình bày báo cáo khảo sát trang trại
Hình 18. Từng học viên báo cáo kết quả khảo sát thực hành trang trại bưởi
Ông Hoàng Bá Nghị, giảng viên chính của Tổ chức chứng nhận NHO chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên
Hình 19. Học viên của Hiệp hội NNHC_Viện nghiên cứu NNHC chụp hình lưu niệm với giảng viên
Hình 20. Lớp học chụp hình lưu niệm với giảng viên
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng chuẩn mực như tiêu chuẩn GlobalG.A.P. đã và đang được một số địa phương triển khai trong đó Phú Thọ là nơi đang bắt đầu ứng dụng vào thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới giúp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Tham khảo thêm tại:
http://www.snnphutho.vn/Home/Linh-vuc-chuyen-nganh/Tron-trot-bvtv/2017/1058/Dao-tao-giang-vien-GlobalGAP-trong-trot.aspx
Tổ chức NHO-QSCert là ai?
QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.