Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Ảnh 1: Giới thiệu về tiêu chuẩn Organic Canada.
Sản phẩm NNHC mang lại giá trị cao hơn nhiều so với các sản phẩm truyền thống. Nhưng cái khó của NNHC là vấn đề thương hiệu, giá thành cao và lòng tin của người tiêu dùng. Phải mất khoảng vài năm DN mới chuyển từ sản xuất nông nghiệp thông thường sang NNHC, điều này đòi hỏi sự kiên định và cái tâm của người sản xuất. Trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn hiện nay, điều này cần được khuyến khích và trân trọng.
Ảnh 2: Nội dung chương trình đào tạo tiêu chuẩn Organic Canada.
Tại Hội thảo quốc gia “Nông nghiệp hữu cơ - thực trạng và định hướng phát triển” do Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với Cục Trồng trọt và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại TP HCM, đa số các đại biểu cho rằng: Hiện nay nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới phát triển khá tốt, nhưng ở Việt Nam còn ở giai đoạn đầu vì các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ hầu như chưa có, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và của cả cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế… Thực tế là càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực và trên thế giới thì các sản phẩm nông sản của nước ta lại càng khó cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã.
Ảnh 3: Nội dung chương trình đào tạo tiêu chuẩn Organic Canada (tt).
Ngày 21/12/2016, tại An Giang. Tập đoàn Lộc Trời đã phối hợp với Tổ chức chứng nhận NHO-QSCert đã tổ chức khóa đào tiêu chuẩn Organic Canada cho tập thể cán bộ kỹ thuật của Tập đoàn Lộc Trời tại An Giang.
Ảnh 4: Ông Hoàng Bá Nghị cùng tập thể cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần Lộc Trời tham gia buổi đào tạo Organic Canada.
Tham dự khóa học là tập thể cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời. Học viên đã có buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm về quản lý sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn Organic Canada với Ông Hoàng Bá Nghị - đại diện tổ chức chứng nhận NHO-QSCert.
Ảnh 5: Ông Hoàng Bá Nghị đào tạo các tiêu chí nông nghiệp theo tiêu chuẩn Organic Canada cho tập thể cán bộ Tập đoàn Lộc Trời.
Dưới đây là một số yêu cầu chính của tiêu chuẩn Nông Nghiệp Hữu Cơ – Canada Organic (COR):
- Đất canh tác: Đã được cải tạo là đất hữu cơ 18 – 36 tháng từ đất truyền thống đã sử dụng phân bón NPK, thuốc BVTV thông thường
- Nước: Đạt chất lượng nước tưới hữu cơ
- Chỉ sử dụng giống hữu cơ
- Phân bón hữu cơ: Ủ hoai mục các phế phẩm nông nghiệp, phân động vật. Lưu ý: sử dụng vật tư như phế phẩm nông nghiệp và phân động vật từ trang trại đã được chứng nhận hữu cơ
- Thuốc BVTV làm từ dược liệu thực vật: Gừng, tỏi, ớt, xả, giấm, hương thảo …
- Bao bì đựng sản phẩm: Có chứng nhận an toàn thực phẩm “Food grade”
- Kỹ thuật trồng trọt: cải thiện đất trồng, sử dụng phân bón lá (từ thịt trùng quế lên men), sử dụng khoáng thiên nhiên trong danh mục cho phép sử dụng, phơi đất (thời gian nghỉ của đất), làm màu mỡ đất từ vi sinh vật (trồng cây họ đậu), lớp phủ tự nhiên…
- Xử lý cỏ dại: nhổ cỏ bằng tay,
- Kiểm soát động vật gây hại: Sử dụng một số cây trồng có dược liệu như trồng hàng cây dược liệu xung quanh trang trại để đuổi côn trùng, ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật gặm nhấm, chim. Sử dụng biện pháp luân canh cây trồng, xen canh, trồng nhiều loại cây trồng. Giống kháng bệnh cao, tạo môi trường phù hợp, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp, nuôi các loài thiên địch (ếch, dơi, chim), đặt bẫy các loài côn trùng theo mùa vụ, hàng rào tự nhiên, vệ sinh trang trại tốt, IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), ICM (quản lý mùa vụ tổng hợp)
- Vùng đất liền kề: Phải có vùng trồng đệm để tránh nhiễm chéo, trồng hàng cây cao tránh nhiễm độc từ các chất cấm
- Tài liệu: Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Các qui trình canh tác, qui trình quản lý phân bón, qui trình quản lý cỏ dại, qui trình quản lý sâu, côn trùng gây hại, qui trình quản lý dịch bệnh, và các qui trình khác. Các hướng dẫn vệ sinh cá nhân, hướng dẫn sơ chế sản phẩm, hướng dẫn dụng cụ, vệ sinh trang trại….
- Hồ sơ ghi chép: Nhật ký cây trồng, báo cáo kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào, giống, phân bón, nước, bao bì, kết quả kiểm nghiệm nước, đất, sản phẩm…
Với số lượng 3.500 chứng chỉ đã được cấp, vậy tổ chức NHO-QSCert là ai?
QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.