Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Tập huấn thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP

Trong thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Giáo đã phối hợp cùng Công ty TNHH Công nghệ Nho Nho tổ chức đào tạo, tập huấn cho Ban Quản lý, cán bộ kỹ thuật và người lao động của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn huyện Phú Giáo năm 2022. Thông qua hội nghị đã giúp cho Ban Quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động tham gia thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nắm bắt cụ thể về việc xây dựng canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các nông hộ sản xuất về bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn cho người tiêu dùng đối với sản phẩm nông hộ. Bên cạnh đó, hướng dẫn nông hộ áp dụng quy tắc “4 đúng”: Đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng thời gian cách ly...

Tham gia lớp tập huấn, các học viên đã được chuyên gia của Công ty TNHH Công nghệ Nho Nho truyền đạt các kiến thức về quy trình sản xuất các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP, như: Các nguyên lý chính trong quy trình VietGAP, một số quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm và tác hại, quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất VietGAP…

Qua lớp tập huấn, đã giúp cho học viên nâng cao kiến thức, thực hành về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống của người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn. 

Câu chuyện liên quan
Chúng tôi vừa có dịp đến thăm vườn cam sành của ông Nguyễn Duy Hoàng ở ấp Đuôi Chuột, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo. Thay cho màu xanh của cao su, khoai mì từ chục năm trước, giờ đây trên diện tích 7 ha của ông Hoàng khoác lên mình màu xanh của vườn cam sành bạt ngàn, trĩu quả, báo hiệu vụ mùa bội thu.

Đưa chúng tôi đi tham quan vườn, ông Hoàng chia sẻ: “Qua tìm hiểu, học hỏi và được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn, tôi mạnh dạn chuyển đổi và chỉ tập trung trồng cây cam sành. Vườn cam tuy mới được vài mùa đầu thu hoạch nhưng cho năng suất rất cao. Ước tính sản lượng mỗi năm đạt hàng chục tấn, trừ hết chi phí, tiền lãi thu về tầm được 2 tỷ đồng/năm. So với các loại cây nông nghiệp khác, trồng cam ở vùng đất này cho năng suất rất cao. Thương lái cũng tự tìm đến thu mua tại vườn nên chúng tôi cũng rất yên tâm để sản xuất”.

Theo đánh giá của người tiêu dùng, chất lượng cam và bưởi được trồng trên vùng đất Phú Giáo cho múi mọng nước, thơm ngon, ngọt mát, đáp ứng yêu cầu thị trường. Ông Trịnh Đức Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo, cho biết: “Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối thị trường tiêu thụ, chúng tôi đã và đang khuyến khích, vận động bà con nông dân tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình tập trung chuyên canh vùng trồng cam, bưởi trên diện tích quy mô lớn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con nghèo được tiếp cận nguồn vay vốn ưu đãi, đồng thời hỗ trợ lựa chọn cây giống cam, bưởi đạt chất lượng, giúp bà con phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương”.

Với những cơ chế, chính sách trong sản xuất nông nghiệp, các vùng chuyên canh cam, bưởi đang từng bước được hình thành với diện tích quy mô lớn. Chính quyền địa phương luôn quan tâm công tác triển khai xây dựng hệ thống điện, kênh mương và mở rộng đường giao thông, hỗ trợ đắc lực cho phát triển cây ăn trái.

Giai đoạn 2015-2020, huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 22b-CTr/HU của Huyện ủy về việc phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch sinh thái. Việc hình thành và nhân rộng các vườn cây ăn trái chủ lực đã góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của chương trình. Tính đến năm 2021, toàn huyện có tổng diện tích đất trồng cây ăn trái ước đạt hơn 1.500 ha, tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ, trong đó, có hơn 700 ha trồng cây ăn trái có múi. Cam, bưởi Phú Giáo được coi là cây ăn trái có thế mạnh của vùng. Tuy nhiên, để thuận lợi trong việc mở rộng kết nối tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, chúng tôi phải xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu “cam, bưởi Phú Giáo” để gia tăng giá trị sản phẩm và thu nhập cho người nông dân”.

(Ông Trương Thanh Hóa, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Giáo)

 

Tổ chức NHO tập huấn thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP

Trải qua giai đoạn đó, Huyện Phú Giáo tiếp tục đẩy mạnh khai thác tiềm năng, tập trung phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Cho đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Giáo đã phối hợp cùng Công ty TNHH Công nghệ Nho Nho tổ chức đào tạo, tập huấn áp dụng quy tắc “4 đúng”: Đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng thời gian cách ly...

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo