Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Thu tiền tỉ nhờ chiết xuất tinh dầu từ cây dại

Chiết xut tinh du t cây di

Anh An Văn Tuấn (31 tuổi) lớn lên ở tại nơi nghèo khó là xã Chiềng Ken, H. Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Người dân nơi đây kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp thủ công nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

“Quanh năm người dân chỉ trồng lúa, ngô, rau đậu... Phần lớn các hộ sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trước thực tế đó tôi đã có ý tưởng sản xuất ra những sản phẩm từ nguồn cây trồng bản địa để thoát nghèo”, anh Tuấn chia sẻ.

Tốt nghiệp ngành quản lý tài nguyên và môi trường Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, anh từng làm ở nhiều công ty, rồi quyết định về quê khởi nghiệp.

Khi tìm hiểu trên thị trường thế giới cũng như trong nước đang rất ưa chuộng những loại tinh dầu được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, anh đã cùng 6 thành viên khác thành lập Hợp tác xã (HTX) Thế Tuấn để xây dựng mô hình sản xuất tinh dầu từ cây trồng tự nhiên của quê hương như sả, tía tô...

Đặc biệt, anh đã có ý tưởng chế xuất tinh dầu từ cây đại bi, một loài cây mọc hoang dại ở vùng đồi núi, nhưng theo kinh nghiệm dân gian nó sử dụng làm thuốc chữa các bệnh cảm cúm, đau đầu, đau bụng…

Ảnh: Anh An Văn Tuấn thu hái cây đại bi về làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu. Nguồn: thanhnien.vn
“Cây đại bi là lá thuốc được người dân tộc Tày sử dụng truyền đời để chữa bệnh. Trong một lần đi hái lá về pha nước uống để giải cảm, tôi vò lá vào nước thì thấy có váng nổi lên. Tôi nghĩ ngay loại cây này có tinh dầu rồi mày mò tìm hiểu và quyết định thử nghiệm”, anh Tuấn chia sẻ.

Tuy nhiên, anh đã thất bại trong lần thử nghiệm đầu tiên, khi chưng cất 1 tấn đại bi tươi tương đương khoảng 3 triệu đồng, chưa tính công sức mà chỉ thu được một lọ tinh dầu bằng ngón tay (khoảng 30ml). Tuy nhiên, anh vẫn không bỏ cuộc mà quyết tâm làm ra sản phẩm từ loại cây này.

Ảnh: Sản phẩm tinh dầu đại bi của HTX Thế Tuấn. Nguồn: Thanhnien.vn

Theo tìm hiểu trước đó, anh chia sẻ: “Tại thị trường Việt Nam chưa có bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất từ cây đại bi. Thị trường ngoài nước thì có Phillipines và Trung Quốc phát triển khá mạnh về cây dược liệu này nhưng sản phẩm của họ chủ yếu ở dạng bột trà. Dù lượng tinh dầu trong loại cây này thấp nhưng nó mang lại nhiều công dụng, điều này đã thôi thúc tôi theo đuổi ý tưởng đến cùng”.

Sn phm đạt chứng nhận OCOP "3 sao"

Sau nhiều lần nghiên cứu, đến tháng 05.2020, anh Tuấn thu được kết quả mỹ mãn với 500ml tinh dần/tấn nguyên liệu tươi trong mẻ chưng cất thứ 3. Đây là sản phẩm duy nhất được chiết xuất từ cây đại bi trên thị trường Việt Nam và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Năm 2021, sản phẩm này đạt chứng nhận OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) “3 sao” của tỉnh Lào Cai; được giới thiệu quảng bá trong nhiều chương trình, triển lãm sản phẩm nông nghiệp và xuất hiện trên nhiều sàn thương mại điện tử trong nước.

Ảnh: Anh An Văn Tuấn khởi nghiệp từ cây đại bi cho doanh thu tiền tỉ. Nguồn: Thanhnien.vn

Anh Tuấn chia sẻ, cây đại bi phát triển tươi tốt và mọc rất nhanh trong môi trường tự nhiên nên có thể thu hoạch quanh năm. Một cây phải sau 10 năm mới cần trồng lại, càng thu hái thì cây càng phát triển nhanh.

Những sản phẩm chế biến từ cây đã được anh đưa đi thử nghiệm đo lường chất lượng và cho thấy có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, protit, lipit, sắt, canxi…

“Trong đông y, cây đại bi có tác dụng điều trị bệnh về hô hấp, giảm đau, giảm viêm nhiễm, điều trị vết thương, chấn thương… Đặc biệt, tinh dầu đại bi không gây nhiệt nóng như một số loại khác”, anh Tuấn cho biết.

Đặc biệt, việc chiết xuất thành công tinh dầu đại bi có ý nghĩa lớn đối với sử dụng cây thảo dược bản địa, tạo ra những sản phẩm dễ sử dụng và tiện lợi cho người dùng. Bên cạnh đó, khi sản xuất còn tận thu được các sản phẩm khác để tăng hiệu quả kinh tế, năng suất kinh doanh và bảo vệ môi trường.

"Sau khi chưng cất 1 tấn đại bi ngoài thu được tinh dầu, còn thu được khoảng 200 lít nước cất có thể dùng để tắm, xúc miệng, giúp sạch thơm, chắc răng lợi. Bã cây được ủ làm phân hữu cơ bón cho các cây trồng khác...", anh Tuấn chia sẻ.

Doanh thu tin t

Anh Tuấn cho biết, việc chiết xuất tinh dầu đại bi nhanh chóng được xác định làm sản phẩm chủ lực của HTX Thế Tuấn. Doanh thu năm 2021 của HTX đạt hơn 1,5 tỉ đồng, lợi nhuận 30%.

Ảnh: Một sản phẩm từ cây đại bi được anh Tuấn và các cộng sự nghiên cứu, chế biến thành công. Nguồn: thanhnien.vn
Đặc biệt, HTX không chỉ tạo việc làm ổn định cho gần chục nhân công, mà còn tạo nguồn thu cho nhiều lao động thời vụ qua việc thu hái nguyên liệu. “Một người có thể hái được 4 tạ/ngày, với giá 1.500 đồng/kg, họ có thể có thu nhập 500.000 - 600.00 đồng”, anh Tuấn cho hay.

Đến nay, HTX của anh Tuấn đã cho ra thêm nhiều loại sản phẩm từ cây đại bi như trà túi lọc, cao lá, tinh chất, tinh dầu, nước súc miệng...

Anh cho biết, trong 3 năm tới sẽ phát triển vùng nguyên liệu trên 200 ha để vừa sản xuất, vừa cung cấp đủ giống cho các đối tác liên kết và đưa sản phẩm có mặt trên khắp toàn quốc.

“Khi cung cấp đủ cho thị trường trong nước, chúng tôi sẽ tìm thêm các đối tác nước ngoài xuất khẩu sản phẩm sang các nước như Trung Quốc, các nước khu vực châu Á và một số nước châu Âu”, anh Tuấn kỳ vọng.

Nguồn tham khảo: Báo Thanhnien.vn

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo