Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Tổ chức NHO hân hạnh tài trợ Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất vụ lúa Hè thu và triển khai sản xuất vụ Thu đông năm 2019

Sáng ngày 11-7, tại thành phố Vị Thanh, Tổ chức NHO đã hân hạnh tài trợ và tham dự Hội nghị "Sơ kết tình hình sản xuất vụ lúa Hè thu và triển khai sản xuất vụ Thu đông năm 2019 tại các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL" do Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh; ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang; cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL.

Theo số liệu được cung cấp tại Hội nghị, vụ lúa Hè thu 2019 khu vực Nam bộ xuống giống tổng diện tích ước đạt hơn 1,6 triệu ha, giảm 46.000ha so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 5,66 tấn/ha, tăng 1,39 tấn/ha. Cơ cấu giống lúa đã chuyển dịch dần theo hướng chất lượng cao. Cụ thể, giống lúa chất lượng cao chiếm 44%, giống lúa thơm và đặc sản chiếm 24,8%, , giống chất lượng trung bình chiếm 19%, còn lại là nếp và các giống khác. Tổng sản lượng ước đạt 9,235 triệu tấn, điểm nhấn là khu vực ĐBSCL tuy giảm 42.000ha diện tích xuống giống nhưng vẫn đóng góp vào sản lượng hơn 8,8 triệu tấn. Giá thành sản xuất lúa bình quân ở các tỉnh vùng ĐBSCL khoảng 3.619 đồng/kg (giảm khoảng 440 đồng/kg so với cùng kỳ; tỉnh cao nhất là An Giang với 4.286 đồng/kg và thấp nhất là Cà Mau 2.892 đồng/kg). Tín hiệu khả quan là việc giảm giá thành sản xuất lúa đã giúp giảm đầu tư cho sản xuất lúa tương được với tương đương 3,9 nghìn tỉ đồng trên tổng sản lượng thu hoạch. Đối với vụ lúa Thu đông 2019, kế hoạch do Cục Trồng trọt đề xuất gồm 2 phương án: phương án 1, toàn vùng ĐBSCL sẽ xuống giống 750 nghìn ha (tăng 9,4 nghìn ha so với vụ Đông 2018; sản lượng ước đạt hơn 4 triệu tấn) và phương án 2, giảm diện tích xuống giống chỉ còn 700 nghìn ha (giảm khoảng 4,0 nghìn ha so với vụ Thu đông năm trước; sản lượng ước đạt hơn 3,8 triệu tấn). Đồng thời, diện tích còn lại thực hiện xả lũ khoảng 30 nghìn ha và chuyển đổi khoảng 10 ha sang cây trồng cây khác và nuôi thủy sản để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa lũ năm nay sẽ nhỏ hơn trung bình nhiều năm nên các địa phương vùng ĐBSCL có thể tăng diện tích lúa Thu đông. Đối với vụ mùa 2019 ở vùng Đông Nam bộ sẽ gieo trồng khoảng 272,6 nghìn ha (giảm 1,8 nghìn ha so với vụ mùa năm 2018; sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn).

Sau khi lắng nghe các ý kiến tham luận của các địa phương, thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo hội nghị cho rằng: Bộ rất chia sẻ với những khó khăn chung về năng suất, giá bán lúa, thời tiết bất lợi của nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện nay; khó khăn này dẫn đến hệ lụy là rất khó khuyến cáo người dân canh tác lúa Thu đông. Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh: xuất phát từ những khó khăn này, chỉ tiêu diện tích xuống giống lúa Thu đông không phải vấn đề ưu tiên hàng đầu mà các địa phương cần đặt lên hàng đầu tiêu chí sản xuất an toàn, do vậy cần ưu tiên triển khai sản xuất vụ Thu Đông ở những vùng có đê bao khép kín. Về giá lúa, Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với Bộ Công Thương, Hiệp hội lương thực Việt Nam để có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các Cục có liên quan của Bộ NN&PTNT tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo tình hình thời tiết, thủy văn để các địa phương, người dân xây dựng khung lịch thời vụ xuống giống lúa Thu đông cho phù hợp theo từng vùng, trong đó khuyến cáo nông dân tập trung sản xuất giống lúa chất lượng, lúa thơm để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là chuyển đổi từ đất lúa sang cây trồng khác, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạng: các địa phương không làm theo phong trào mà mỗi mô hình chuyển đổi phải tính đến đầu ra sản phẩm nhằm đảm bảo tính bền vững…

Với góc nhìn chuyên gia, ông Hoàng Bá Nghị chuyên gia cao cấp của Tổ chức NHO nhận định: nhất trí cao với các ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh. Hơn nữa, để đạt được mục tiêu sản xuất lúa bền vững, hạn chế những rủi ro về giá, chất lượng lúa,.. thì ngành nông nghiệp cần áp dụng thêm các giải pháp mềm như tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GloblalGAP, sản xuất hướng hữu cơ,... Đặc biệt là cần tăng cường thực hiện truy xuất nguồn gốc và tạo lập chuỗi cung ứng cho các giống lúa thơm, lúa cao sản của các địa phương. Cách làm này không chỉ áp dụng cho vụ Thu Đông 2019 mà cần phải triển khai cho các vụ sản xuất lúa của các năm tiếp theo. Ông Hoàng Bá Nghị nhấn mạnh: Tổ chức NHO được chỉ định của Bộ NN&PTNT chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP; và được ủy quyền của các tổ chức quốc tế chứng nhận các tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ (organic) Nhật Bản, Canada, Mỹ, Châu Âu thời gian qua luôn đồng hành cùng các địa phương và các vùng sản xuất để chứng nhận các tiêu chuẩn này; sắp tới đây sẽ tiếp tục đồng phối hợp cùng các địa phương để triển khai các hoạt động truy xuất nguồn gốc trên toàn chuỗi cung ứng, góp phần nâng cao giá trị cây lúa, hạt gạo và góp phần phát triển bền vững nền nông nghiệp chất lượng cao của vùng ĐBSCL và cả nước nói chung.

Tin bài và ảnh: Tổ chức NHO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Cục chủ trì Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

 

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo