Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Sầu riêng sẽ vượt thanh long thành trái cây hàng đầu của Việt Nam tại Trung Quốc
29/11/2023
TIN TỨC
Dự báo thời gian tới, sầu riêng sẽ vượt thanh long chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong các loại trái cây Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Theo ông Ngô Xuân Nam, mỗi tháng có trên 100 thông báo về thay đổi các biện pháp SPS - Ảnh: MINH TIẾN Thông tin này được ông Lò Xuân Quyết - trưởng Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu (Trung Quốc) - đưa ra tại Hội nghị phổ biến cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), do Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức sáng 23-11.  Còn nhiều tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc Tai hội nghị, ông Quyết cho biết nhu cầu của thị trường Trung Quốc đối với thủy sản, rau quả, sữa và sản phẩm từ sữa… còn rất lớn, mỗi năm chi hơn chục tỉ USD để nhập khẩu các mặt hàng này. Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu trái cây nhiệt đới của Trung Quốc vẫn còn rất lớn và tăng trưởng hằng năm. Dự báo đến năm 2026 số lượng tiêu thụ và nhập khẩu trái cây lần lượt đạt 319 triệu tấn và 14,98 triệu tấn. Thanh long hiện là loại trái cây chiếm tỉ trọng (giá trị và số lượng) lớn nhất trong các loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc và cũng chiếm gần 100% lượng nhập khẩu thanh long của nước này. "Tới đây, dự báo sầu riêng sẽ chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong các loại trái cây Việt Nam tại thị trường Trung Quốc" - ông Quyết nói. Nông sản, thực phẩm Việt phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy định Về xu hướng tiêu dùng, ông Quyết nhấn mạnh người dân Trung Quốc ngày càng quan tâm tới sản phẩm tốt cho sức khỏe, chất lượng cao và xuất xứ rõ ràng. Do đó, ông Quyết đề nghị doanh nghiệp Việt cần phát huy lợi thế vị trí địa lý, giá thành sản xuất, vận tải, các sản phẩm nhiệt đới… để khai thác và đáp ứng tối đa tiềm năng, nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc. Tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn nước nhập khẩu và tăng cường quản lý, giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. "Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của nước nhập khẩu, chú trọng xây dựng thương hiệu..." - ông Quyết khuyến cáo.
Xem chi tiết
Contact Me on Zalo