Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam đánh giá, đây là mức tăng trưởng lạc quan nhất sau nhiều tháng sụt giảm do ảnh hưởng bởi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4.
Qua một thời gian dài ảm đạm do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đánh giá đây là mức tăng trưởng lạc quan nhất.
Canada hiện là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 2 (sau Mỹ) của Việt Nam và là thị trường lớn nhất trong khối CPTPP, tỷ trọng chiếm gần 5% tổng giá trị xuất cá ngừ và có đến 31 doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp cho thị trường này. Riêng phân khúc thịt cá ngừ đông lạnh, Việt Nam đứng đầu trong các nguồn cung lớn nhất tại Canada.
Cá ngừ đại dương được tàu cá Đà Nẵng đánh bắt được. Ảnh: Văn Đông
Canada đang là thị trường nhập cá ngừ lớn thứ 16 trên thế giới (Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế - ITC). Với dân số gần 38 triệu người và có thêm 400.000 người nhập cư mỗi năm, Canada hứa hẹn là thị trường đầy tiềm năng do nhu cầu thủy sản nói chung và cá ngừ nói riêng của người dân nơi đây không ngừng tăng lên.
Hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam không nhận được nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu vào thị trường Canada sau Hiệp định thương mại tự do CPTPP do phần lớn các sản phẩm đã được hưởng mức thuế tối huệ quốc MFN là 0%.
Mặc dù sản phẩm cá ngừ Việt Nam không nhận được nhiều ưu đãi thuế nhập khẩu vào Canada sau Hiệp định thương mại tự do CPTPP do hầu hết các sản phẩm đã được hưởng mức thuế tối huệ quốc MFN là 0%, nhưng Canada vẫn là thị trường có nhiều ưu điểm thuận lợi như: không có hạn ngạch xuất khẩu, sản phẩm được nhập khẩu dễ dàng tiếp cận thị trường Mỹ.
Vì vậy, dự báo xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Canada vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Nguồn tham khảo: vnexpress.net