Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Bình Phước tìm giải pháp thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Tỉnh hướng đến phát triển hệ thống bảo quản sau thu hoạch, phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Nhờ chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thời gian qua nông nghiệp Bình Phước có những thay đổi rõ nét. Hiện, tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của tỉnh hiện có hơn 424 ha, trong đó cây cao su và điều đứng đầu cả nước. Cây cao su diện tích gần 245.000 ha (chiếm 26% diện tích cả nước); cây điều có diện tích hơn 151.000 ha (chiếm 50,6% diện tích cả nước). Bên cạnh đó là cây cà phê, hồ tiêu...

Lĩnh vực chăn nuôi thu hút được nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn như CP, Jafap Coomfeed Việt Nam, Newhop.... Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 478 trang trại, trong đó tỷ lệ trang trại chuồng kín, lạnh chiếm 66% (316 trang trại).

Về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích quy hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh là hơn 2.300 ha, diện tích đã đưa vào sản xuất là hơn 1.600 ha thực hiện các dự án trồng chuối xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu đi Trung Quốc. Ngoài ra, còn có sản xuất nhà lưới, nhà màng lắp đặt hệ thống tưới tự động, như dưa lưới, rau, sầu riêng, bưởi, nhãn... Diện tích ứng dụng tưới nước tiết kiệm: hơn 6.000 ha.

Sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ chủ yếu áp dụng trên một số cây trồng chính, như điều, hồ tiêu, cây ăn trái (cây sầu riêng, bưởi da xanh, quýt, nhãn).

Bà Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trao đổi về kỹ thuật và năng suất sản xuất dưa lưới ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản. Ảnh: Tỉnh Ủy Bình Phước

Bà Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trao đổi về kỹ thuật và năng suất sản xuất dưa lưới ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản. Ảnh: Tỉnh Ủy Bình Phước

Đại diện lãnh đạo tỉnh cho biết sản xuất nông nghiệp vẫn còn thiếu bền vững so với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; giá trị sản xuất nông nghiệp chưa cao; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa nhiều. Các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp (tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp) chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, lao động giản đơn, diện tích, quy mô nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp chủ yếu chế biến thô, đơn giản hoặc tham gia vào các khâu gia công nên giá trị gia tăng chưa cao; tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp, chế biến sâu còn thấp... Vì vậy, đòi hỏi ngành ngành phải có những giải pháp nhằm khai thác và phát huy lợi thế hiện có của tỉnh để ngành nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

Trước đó, tỉnh ban hành một số chủ trương như phát triển hệ thống bảo quản sau thu hoạch; phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi, khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; quản lý, phát triển rừng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch (đang hoàn thiện để ban hành) và Nghị quyết cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Sản phẩm hạt điều Hà Mỵ của Bình Phước đạt OCOP 5 sao. Ảnh: Tỉnh Ủy Bình Phước

Sản phẩm hạt điều Hà Mỵ của Bình Phước đạt OCOP 5 sao. Ảnh: Tỉnh Ủy Bình Phước

Để nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, địa phương đưa ra một số giải pháp như: đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động; đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Tỉnh sẽ huy động nguồn lực vào nông nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và cán bộ quản lý ngành nông nghiệp; ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ...

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo