Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
Thứ năm, ngày 13/06/2019
Chương trình OCOP là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới nhằm phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của người nông dân, xây dựng mối liên kết phát triển kinh tế cộng đồng bền vững góp phần thực hiện nội dung thứ 3 của Chương trình xây dựng nông thôn mới là: tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang thương hiệu lợi thế mỗi vùng, mỗi xã giúp người nông dân giải quyết những vấn đề căn cơ trong giải pháp thực hiện giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
Tổ Đánh giá và chấm điểm sản phẩm OCOP năm 2019 được thành lập theo Quyết định số 460/QĐ-VPĐP-HCTH ngày 31/5/2019 của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương do ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông Thôn mới Trung ương làm tổ trưởng; các thành viên gồm đại diện Cục Công Thương - Bộ Công Thương; đại diện Tổng Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế; đại diện Tổng Cục Du lịch - Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch và nhiều chuyên gia đến từ các tổ chức, đơn vị. Đây là lần đầu tiên Văn phòng Điều phối Trung ương thành lập Tổ Đánh giá và chấm điểm OCOP với sự tham gia của nhiều đại diện của Bộ ngành và nhiều chuyên gia đến từ nhiều tổ chức, đơn vị khác nhau. Kết quả đánh giá xếp hạng lần này, tỉnh Bến Tre có 31 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 14 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Đây là cơ hội tốt để tỉnh Bến Tre giới thiệu các sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Bến Tre tiếp cận với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Với vai trò là thành viên Tổ Đánh giá và chấm điểm sản phẩm OCOP, ông Hoàng Bá Nghị - Tổng Giám đốc tổ chức NHO-QSCert chia sẽ kinh nghiệm tăng thứ hạng cho sản phẩm OCOP để tạo lợi thế thị trường. Theo ông Hoàng Bá Nghị, nét độc đáo của Chương trình OCOP là các sản phẩm OCOP được đánh giá thường xuyên hằng năm, gọi là chu trình OCOP giúp các sản phẩm thăng hạng sao. Và tất nhiên, việc gắn sao và có nhiều sao sẽ làm một trong những lợi thế giúp sản phẩm tăng cạnh tranh khi tham gia thị trường, dễ được các hệ thống phân phối bán lẻ và người tiêu dùng tin tưởng. Để đạt kết quả Đánh giá, chấm điểm đạt thứ hạng cao; ông Hoàng Bá Nghị - Tổng giám đốc tổ chức NHO-QSCert cho rằng mỗi địa phương cần chú trọng một số nội dung:
Thứ nhất, cần chọn lựa, giới thiệu tham gia OCOP cho các sản phẩm chủ lực đang phát triển sản xuất tập trung với quy mô lớn; sản phẩm có tiềm năng xâm nhập vào thị trường phân phối trong và ngoài nước để đạt được tiêu chí sản phẩm có tiềm năng và và sức mạnh cộng đồng. Để đạt được tiêu chí này cần phải tổ chức sản xuất theo các hình thức cánh đồng lớn, hợp tác xã, liên kết vùng nguyên liệu trên cơ sở sử dụng Nguyên liệu địa phương; gia tăng giá trị sản phẩm sau thu hoạch bằng các công nghệ/quy trình phân loại và sơ chế; đảm bảo các sản phẩm được sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng đồng đều, ổn định. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng cần phải mang tính địa phương, có bao bì, truy xuất nguồn gốc điện tử,..
Thứ hai, cần chú trọng các yếu tố quảng bá, tiếp thị sản phẩm để đạt điểm cao đối với tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị. Để làm được điều này cần phải xây dựng chiến lược tiếp thị cho từng sản phẩm với đầy đủ hệ thống phân phối, phân khúc thị trường trong nước và xuất khẩu và các các chương trình tiếp thị đồng bộ.. Đặc biệt, cần nhấn mạnh vào yếu tố tiếp thị "câu chuyện sản phẩm" gắn liền với nét đặc trưng, độc đáo của địa phương.
Thứ ba, cần đăng ký các tiêu chuẩn chất lượng (chẳng hạn như GlobalG.A.P, VietGAP, HACCP, GMP, sản phẩm hữu cơ Organic) và giám định chỉ tiêu môi trường; chứng nhận cho trang trại, vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc,.. để đạt được điểm cao đối với tiêu chí chất lượng sản phẩm. Cụ thể, cần thực hiện và tập hợp hồ sơ đối với các hoạt động phân tích kiểm nghiệm mẫu sản phẩm, công bố chất lượng sản phẩm (hộ gia đình, hợp tác xã cần phải phối hợp với các đơn vị cấp chứng nhận, theo dõi ghi chép nhật ký sản xuất và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu theo Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế,.. tiến tới thiết kế nhãn và tự công bố chất lượng. Đặc biệt là cần áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, GlobalGAP, Organic...
Với kinh nghiệm của cá nhân ông Hoàng Bá Nghị với vai trò là thành viên tổ chấm điểm đánh giá sản phẩm OCOP và năng lực của tổ chức NHO-QSCert trong lĩnh vực chứng nhận, kiểm nghiệm và giám định. Tổ chức NHO-QSCert cam kết đồng hành và hỗ trợ cho các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và địa phương các hoạt động: Đào tạo hướng dẫn thực hiện các tiêu chí Nông thôn mới và các sản phẩm OCOP; Tham gia đánh giá sản phẩm OCOP và tư vấn các biện pháp để tăng sao sản phẩm trong chu trình OCOP; Chứng nhận các tiêu chuẩn GlobalG.A.P, VietGAP, HACCP, GMP, Organic.. phù hợp với tiêu chí của sản phẩm OCOP; Tư vấn thiết kế thương hiệu, bao bì sản phẩm cho các sản phẩm OCOP; Hỗ trợ cấp mã truy xuất nguồn gốc và tham gia miễn phí Sàn giao dịch Kết nối cung-cầu các sản phẩm đạt chuẩn của NHO-QSCert tại website market.nhovn.com và các hoạt động tư vấn miễn phí tại website nhovn.com và nhiều hoạt động khác.
Đồng thời NHO-QScert hỗ trợ kết nối các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp với các nhà đầu tư để có thêm nhiều thông tin về cơ hội hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn, để đẩy mạnh kết nối giao thương sản phẩm OCOP của các địa phương trong thời gian tới.
Nguồn tin bài và ảnh: NHO-QSCert
Ông Hoàng Bá Nghị, Tổng giám đốc NHO-QSCert chia sẻ kinh nghiệm đạt điểm cao tại Hội nghị Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP tại Bến Tre
Ông Hoàng Bá Nghị, Tổng giám đốc NHO-QSCert gặp gỡ và trao đổi với ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương
Ông Hoàng Bá Nghị, Tổng Giám đốc NHO-QSCert; tham gia thành viên Tổ Đánh giá và chấm điểm sản phẩm OCOP năm 2019
Tổ chức NHO-QSCert là ai?
Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.