Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN
1. Giới thiệu về HACCP
Thực phẩm bẩn đang là vấn nạn đau đầu nhất hiện nay, người tiêu dùng luôn băn khoăn không biết đâu là thực phẩm an toàn cho sức khỏe của họ. Đã có nhiều tài liệu cho thấy rằng sự bùng phát của các bệnh có liên quan đến việc ăn uống không chỉ hủy hoại cuộc sống của con người mà còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh và kinh tế các nước. Theo thống kê trên tạp chí Food Poison Jounal, mỗi năm có trên 1000 vụ ngộ độc thực phẩm trên thế giới và các công ty thực phẩm phải chi hàng triệu đô tiền bồi thường, đồng thời hứng chịu những thiệt hại vô cùng to lớn đến uy tín thương hiệu của mình. Hiện tại, các cơ quan chức năng và các chuyên gia thực phẩm đều có chung quan điểm rằng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như HACCP, là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong việc chế biến và xử lý thực phẩm và đồ uống.
HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP- Quy phạm Thực hành sản xuất tốt) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008.
HACCP là hệ thống xác định những nguy hại cụ thể tức là những trạng thái sinh học, hóa học và vật lý có ảnh hưởng bất lợi đến an toàn thực phẩm đồng thời vạch ra các biện pháp kiểm soát những bất lợi đó, góp phần ngăn ngừa thực phẩm nhiễm độc trong quá trình cung ứng thực phẩm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, HACCP đưa ra bảy nguyên tắc cần phải tuân thủ:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định các mối nguy tiềm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hướng tới an toàn thực phẩm từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points)
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn
Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
Xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ.
Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.
2. Lợi ích khi áp dụng hệ thống HACCP
− Sản phẩm an toàn cho người sử dụng, tạo niềm tin cho khách hàng.
− Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
− Tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận, đồng thời giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu kiện, tái chế sản phẩm.
− Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn.
− Nâng tầm của Doanh nghiệp trên thị trường, góp phần thuận lợi trong việc ký kết hợp đồng - đấu thầu.
− Đáp ứng yêu cầu của khách hàng ở những thị trường mà việc đối tác được chứng nhận theo HACCP/ ISO 22000 là một yêu cầu bắt buộc.
− Là công bố chính thức về sự cam kết đảm bảo về an toàn chất lượng và liên tục cải tiến nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
− Đáp ứng qui định của Nhà nước trong hiện tại và tương lai về quản lý chất lượng.
− Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát quá trình.
3. Chứng nhận HACCP ở đâu?
Tổ chức chứng nhận NHO (National Health Organization) là một trong số rất ít đơn vị ở Việt Nam được chỉ định đủ năng lưc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng HACCP, chúng tôi cam kết không chỉ hỗ trợ khách hàng về chi phí thực hiện mà còn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ sau bán tốt nhất.Chúng tôi tự hào là tổ chức cung cấp dịch vụ hàng đầu, giải pháp tổng thể về chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng sản phẩm, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chuyên sâu về hoạt động và sản phẩm của công ty.
Vào ngày 08/12/2015, NHO chúng tôi đã tổ chức buổi trao chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng “sơ chế lạp xưởng và bánh Pía” theo tiêu chuẩn HACCP – Codex [CAR/RCP 1-1969 và phụ lục, phiên bản 4-2003] đến Doang nghiệp Tư nhân Quảng Trân. Buổi trao chứng nhận diễn ra tại văn phòng của công ty, với địa chỉ là số 408, quốc lộ 1A, ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con người. Các doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng đến việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, do đó việc áp dụng HACCP đang dần trở thành xu hướng chung. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.
Việc áp dụng thành công HACCP đòi hỏi sự cam kết hoàn toàn và sự tham gia của toàn ban lãnh đạo và lực lượng lao động. Áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên. Ngoài ra, căn cứ theo Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đảm bảo VSATTP đến năm 2010. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm có nguy cơ cao sẽ phải áp dụng HACCP. Qua đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho việc quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm thiết thực đến mức nào. Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ HACCP là điều khó có thể bàn cải cho hoạt động của các doanh nghiệp và công ty TNHH Công Nghệ NHO cam kết đem đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất có thể.
Đội ngũ chuyên gia đánh giá của NHO là những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu, tốt nghiệp chuyên ngành lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học. Đặc biệt, các chuyên gia được đào tạo theo chuẩn mực quốc tế IRCA (Tổ chức chứng nhận chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý), đáp ứng yêu cầu về các tiêu chuẩn ISO 9001 (Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng), HACCP/ ISO 22000 (Tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm) , ISO 19011 (Tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường). Các chuyên gia sẽ đưa ra các đề xuất, kiến nghị cải tiến trong quá trình đánh giá chứng nhận, góp phần tạo giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực phẩm.
Với số lượng 3.500 chứng chỉ VietGAP đã được cấp, vậy tổ chức NHO là ai?
Chúng tôi , Tổ chức chứng nhận NHO - VIỆT NAM với hơn 12 địa điểm văn phòng, chi nhánh, trung tâm kiểm nghiệm trong cả nước, Ấn Độ và các nước ASEAN là một trong những tổ chức chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, trang trại các hoạt động:
- Hoạt Động chứng nhận: Được chỉ định của các tổ chức quốc tế về việc đánh giá chứng nhận GlobalGAP, các tiêu chuẩn Organic – Nông Nghiệp hữu cơ của Mỹ, Canada, EU, IFOAM, Hàn Quốc… Được chỉ định của Bộ KH và CN về việc đánh giá các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO9001, ISO14001, ISO22000, HACCP, GMP… Được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp về việc đánh giá và chứng nhận VietGAP chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy ngành nông nghiệp bao gồm 57 qui chuẩn.
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định là Phòng Thử Nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm của Bộ NN và PTNT, được công nhận năng lực Phòng Thử Nghiệm của Bộ Khoa Học và Công Nghệ, có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí…
- Hoạt động giám định: Cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa thương mại, giám định công xuất hàng, giám định tại nhà máy cho lĩnh vực thủy sản, nông sản, thực phẩm xuất nhập khẩu.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.