Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Hà Nội: Hoạt động kết nối rất quan trọng đối với các sản phẩm OCOP

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động kết nối rất quan trọng đối với các sản phẩm OCOP của Hà Nội. Thông qua hội chợ, triển lãm, sẽ mang hình ảnh các sản phẩm OCOP của mỗi vùng miền, mỗi địa phương đến tay người tiêu dùng...

Hiện nay, TP Hà Nội đang mở rộng thị trường, nâng cao giá trị cho các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) thông qua các hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại uy tín, quy mô lớn. Ảnh: Nguyên Trang

Tính đến hết tháng 3/2023, Hà Nội có 1.649 sản phẩm OCOP (chương trình "mỗi xã một sản phẩm"). Trong đó, có 4 sản phẩm 5 sao, 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá, 11 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ NN&PTNT xem xét, phân hạng; còn lại 1.098 sản phẩm OCOP 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, hàng năm, đơn vị thường xuyên phối hợp với các quận, huyện, thị xã mở các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn toàn TP. Các đơn vị quản lý, vận hành điểm OCOP trên địa bàn TP cũng đã ưu tiên kết nối, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP không chỉ của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội mà còn mở rộng kết nối với các địa phương trên cả nước.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, nhiều sản phẩm OCOP đã được kết nối với trên 80 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP của Hà Nội và được quảng bá trên 600 website thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh tình trạng nông sản sản xuất chưa theo kịp tín hiệu thị trường; thị trường tiêu thụ nông sản chưa bền vững; tư duy sản xuất của người dân chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và cơ chế chưa hấp dẫn thì rất khó thu hút được các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia kinh doanh nông sản. Yêu cầu cấp bách để tăng tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng cho doanh nghiệp và hợp tác xã đó là sự chuyển biến mạnh về liên kết vùng.

Để làm được điều này, cần tăng cường nguồn lực để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế. Song song đó, phát triển mạnh thương mại điện tử và áp dụng truy xuất nguốn gốc trong kinh doanh tiêu thụ nông sản. Mặt khác, cần phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng thương mại, tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng.

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, đối tượng chủ thể của chương trình OCOP kinh tế quy mô nhỏ và rất nhỏ, không phải nhỏ và vừa; tính ổn định trong chất lượng sản phẩm; năng lực xúc tiến thương mại, năng lực tổ chức của các chủ thể OCOP mặc dù có tiến bộ trong thời gian qua nhưng trên thị trường quốc tế những yêu cầu về bao bì, thiết kế, kiểu dáng sản phẩm ra làm sao… ở các chủ thể OCOP còn thiếu.

Do đó, hoạt động kết nối cực kỳ quan trọng đối với các sản phẩm OCOP. Trong đó, thông qua hội chợ, triển lãm, sẽ mang hình ảnh các sản phẩm OCOP của mỗi vùng miền, mỗi địa phương đến tay người tiêu dùng, thị trường. Qua đó nâng cao được nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm, chất lượng OCOP và cả các thương hiệu sản phẩm OCOP.

Theo ông Vũ Bá Phú, trong bối cảnh tình trạng nông sản sản xuất ra chưa theo kịp tín hiệu thị trường; thị trường tiêu thụ nông sản chưa bền vững; tư duy sản xuất của người dân chưa đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường; cơ chế chưa hấp dẫn, nên khó thu hút được các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia kinh doanh nông sản;…. yêu cầu cấp bách để tăng tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung, sản phâm OCOP nói riêng cho doanh nghiệp và hợp tác xã đó là sự "chuyển mình" về mặt liên kết vùng.

“Cần tăng cường nguồn lực để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và quốc tế. Phát triển mạnh thương mại điện tử và áp dụng truy xuất nguốn gốc trong kinh doanh tiêu thụ nông sản”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.

Cũng theo ông Vũ Bá Phú, cần phát triển mạnh mẽ kết cấu hạ tầng thương mại, tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nói chung và các mặt hàng nông sản nói riêng. Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp trong việc triển khai Chương trình bình ổn thị trường, giá cả. Việc triển khai chương trình vừa thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, vừa tạo điều kiện để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ với nông dân, qua đó giúp nông dân yên tâm sản xuất khi đầu ra tiêu thụ ổn định.

Nguồn BAO MOI

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo