Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

CHỨNG NHẬN HACCP CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BẠCH HIÊN

Bất kỳ ai trong chúng ta đều mong muốn có được những loại thực phẩm an toàn và phù hợp. Thế nhưng, các vụ ngộ độc thực phẩm hay phát hiện thực phẩm bẩn đã có mặt hằng ngày trên khắp các mặt báo trong cả nước. Vấn đề kiểm soát và quản lý an toàn thực phẩm đang khiến các nhà chức trách đau đầu đồng thời còn khiến cho xuất khẩu thương mại ảnh hưởng đáng kế.

Trong bối cảnh hiện nay, giao thương quốc tế và du lịch đang phát triển mạnh mẽ khiến cho các lợi ích về kinh tế gia tăng nhanh chóng đồng thời cũng là cơ hội để bệnh tật lây lan dễ dàng hơn từ quốc gia này cho đến quốc gia khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm cần có sự tham gia của các thành phần trong chuỗi cung cấp thực phẩm. Quá trình này đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ trong từng khâu từ nông trại cho đến sơ chế, từ các nhà cung cấp phụ liệu như bao bì, phụ gia, hóa chất, dịch vụ vận chuyển cho đến các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng.

Vì tầm quan trọng của an toàn thực phẩm như đã nêu trên, đa số các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã áp dụng hệ thống HACCP cho việc quản lý.

1.      Chứng nhận HACCP là gì?

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng. Các nguyên tắc của chứng nhận HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống trong việc phân phối và bán sản phẩm. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm Thực hành sản xuất tốt (GMP), Quy phạm Thực hành vệ sinh tốt (SSOP) cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.      Đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP

  Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

  Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.

  Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác hoạt động liên quan đến thực phẩm.

3.      Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng chứng nhận HACCP?

Việc áp dụng chứng nhận HACCP sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích sau:

   Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường so với những đối thủ khác, đặc biệt trong ngành thực phẩm xuất khẩu.

   Được phép in trên nhãn hàng dấu chứng nhận phù hợp của hệ thống HACCP, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng cũng như bạn hàng.

   Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong và ngoài nước.

   Giảm chi phí bán hàng.

    Đáp ứng yêu cầu Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm của cơ quan chức năng thẩm quyền.

   Làm bước đệm quan trọng cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 (là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai để chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro)

4.      Tổ chức nào thực hiện chứng nhận HACCP

Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở nên cấp bách, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ, dẫn đến việc chính phủ ở nhiều quốc gia đã quan tâm giám sát và thực hiện. Vì thế, có nhiều tiêu chuẩn được đưa ra để đảm bảo cho việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm. HACCP là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có thể kiểm soát được vấn đề này.

Tổ chức chứng nhận NHO (National Health Organization) là một trong số rất ít đơn vị ở Việt Nam được chỉ định đủ năng lưc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng HACCP, chúng tôi cam kết không chỉ hỗ trợ khách hàng về chi phí thực hiện mà còn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ sau bán tốt nhất.Chúng tôi tự hào là tổ chức cung cấp dịch vụ hàng đầu, giải pháp tổng thể về chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và chứng nhận chất lượng sản phẩm, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chuyên sâu về hoạt động và sản phẩm của công ty.

Vào ngày 16/03/2016, NHO chúng tôi đã tổ chức buổi trao chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng “sơ chế và chế biến các sản phẩm ghẹ” theo tiêu chuẩn HACCP – Codex [CAR/RCP 1-1969 và phụ lục, phiên bản 4-2003] đến Doanh nghiệp Tư nhân Bạch Hiền. Buổi trao chứng nhận diễn ra tại văn phòng của công ty, với địa chỉ là tổ 8, ấp Lò Vôi, xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hệ thống HACCP đã và đang được áp dụng rất thành công trên toàn cầu và dễ dàng tương thích với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tạo thuận lợi cho việc quản lý an toàn và chất lượng trong sản xuất và cung cấp thực phẩm.

Tại Hoa Kỳ, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã yêu cầu thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo HACCP đối với các nhà sản xuất thủy hải sản năm 1995 và bắt buộc các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải quản lý an toàn thực phẩm theo HACCP vào năm 1997 (nguồn: FDA)

Tại liên minh Châu Âu (EU), Theo chỉ thị số 93/43/EEC (ngày 14/6/1993) về vệ sinh thực phẩm, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thực phẩm tại các nước thuộc liên minh EU phải áp dụng HACCP. (nguồn: IEUFC)

Tại Anh, vào năm 1998 Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc phát triển và giới thiệu tiêu chuẩn kỹ thuật thực phẩm BRC (sau này đổi tên thành tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu BRC - là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc thiết lập, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.) trong đó việc áp dụng hệ thống HACCP theo các nguyên tắc của Codex được xếp là yêu cầu cơ bản và đặt tại ngay điều khoản đầu tiên. Các thành viên của hiệp hội này và các nhà cung cấp thực phẩm cho họ phải áp dụng theo tiêu chuẩn này. (nguồn: BRC)

Tại Đức và Pháp, HDE – Hauptverband des Deutschen Einzelhandels e.V. (liên minh các nhà bán lẻ Đức) và FCD – Fédération des enterprises du Commerce et de la Distribution (liên minh các nhà bán sỉ và lẻ của Pháp) đã hợp tác phát triển và hoàn thiện tiêu chuẩn IFS (International Food Standard - là tiêu chuẩn thực phẩm phổ biến với hệ thống đánh giá đồng nhất sử dụng đánh giá chất lượng & chọn lựa nhà cung ứng, giúp nhà bán lẻ đảm bảo thực phẩm an toàn & kiểm tra mức độ chất lượng của từng loại thương hiệu sản phẩm bán ra.) phiên bản 4 vào năm 2004. Trong tiêu chuẩn này, hệ thống HACCP cũng được yêu cầu thực hiện như là phần cơ bản trong hệ thống. (nguồn: IFS)

Tại Việt Nam, TCVN 5603:1998 tương đương với CAC/RCP 1-1969 Rev 3 – 1997 (HACCP Codex phiên bản 3) “Qui phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh an toàn thực phẩm” do Tổng cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng ban hành áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất thực phẩm. Ngày 16/12/1998 Bộ Thủy Sản đã ký quyết định số 732/1998/QĐ-BTS về việc ban hành tiêu chuẩn ngành 28TCN 129:1998 “Cơ sở chế biến thủy sản – Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP”. Qua đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho việc quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm thiết thực đến mức nào. Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ HACCP là điều khó có thể bàn cải cho hoạt động của các doanh nghiệp và công ty TNHH Công Nghệ NHO cam kết đem đến cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất có thể.

Với số lượng 3.500 chứng chỉ VietGAP đã được cấp, vậy tổ chức NHO là ai?

Chúng tôi , Tổ chức chứng nhận NHO - VIỆT NAM với hơn 12 địa điểm văn phòng, chi nhánh, trung tâm kiểm nghiệm trong cả nước, Ấn Độ và các nước ASEAN là một trong những tổ chức chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, trang trại các hoạt động:

- Hoạt Động chứng nhận: Được chỉ định của các tổ chức quốc tế về việc đánh giá chứng nhận GlobalGAP, các tiêu chuẩn Organic – Nông Nghiệp hữu cơ của Mỹ, Canada, EU, IFOAM, Hàn Quốc… Được chỉ định của Bộ KH và CN về việc đánh giá các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO9001, ISO14001, ISO22000, HACCP, GMP… Được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp về việc đánh giá và chứng nhận VietGAP chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy ngành nông nghiệp bao gồm 57 qui chuẩn.

 - Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định là Phòng Thử Nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm của Bộ NN và PTNT, được công nhận năng lực Phòng Thử Nghiệm của Bộ Khoa Học và Công Nghệ, có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí…

- Hoạt động giám định: Cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa thương mại, giám định công xuất hàng, giám định tại nhà máy cho lĩnh vực thủy sản, nông sản, thực phẩm xuất nhập khẩu.

- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

Contact Me on Zalo