Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

CHỨNG NHẬN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - ORGANIC

Thực phẩm Hữu cơ (Organic) là gì?

Theo J.I Rodale – cha đẻ của ngành trồng trọt hữu cơ ở Mỹ thì Thực phẩm hữu cơ là nông sản không dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Xuất phát từ niềm tin của nông dân, rằng cây trái lớn lên bằng phân xanh và không sử dụng hóa chất sẽ cho chất lượng tốt hơn.

Có bao nhiêu loại thực phẩm hữu cơ?

Thực phẩm hữu cơ động vật: Là động vật được nuôi ở những vùng riêng biệt mà trong thức ăn hay nước uống không có hóa chất nào như thuốc bảo vệ thực vật. Động vật được nuôi lớn tự nhiên mà không sử dụng một loại kích thích tăng trưởng nào, ngoại trừ thuốc kháng sinh để chữa bệnh trước khi giết mổ 90 ngày.

Thực phẩm hữu cơ thực vật: Là rau củ quả được trồng tự nhiên, được tưới bón bằng phân thiên nhiên chứ không dùng một loại hóa chất bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học nào. Phân thiên nhiên lấy từ phân xác động vật, phân trộn từ các cây cỏ mục nát. Diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học.

Thực ra, dù có hội tụ đủ các yếu tố như trên, thì thực phẩm hữu cơ vẫn có thể bị lây nhiễm một ít các chất hóa học từ các vùng khác lân cận còn sót lại, do đó vấn đề nuôi trồng cách ly trong nhà kính cần được chú trọng.

Thực phẩm hữu cơ thật sự có an toàn?

Nghiên cứu của Washington State University vào 19-4-2001 cho thấy trái táo hữu cơ chắc hơn và nhiều đường thiên nhiên hơn táo bón bằng hóa chất; nghiên cứu công bố trên Journal of Applied Nuitrition, 1993, cho thấy trái táo, lê, khoai tây có gấp đôi số chất dinh dưỡng của trái cây nuôi bằng hóa chất; nghiên cứu ở Đức cho hay thực vật hữu cơ có ít nitrate hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề về mức độ an toàn khi sử dụng thực phẩm hữu cơ - Organic.

Theo Sir John Krebs, Chủ Tịch Food Standard Agency, chưa có chứng cớ khoa học nào chứng minh thực phẩm hữu cơ an toàn hơn, dinh dưỡng hơn thực phẩm nuôi trồng bằng hóa chất. Cơ quan French Food Safety, cơ quan Thực Phẩm Thụy Điển cũng đồng ý như vậy.

Tường trình của Hội Consumer Association trên tạp chí “Which?” vào tháng 5 năm 2003 kết luận là các báo cáo về sự liên hệ giữa thực phẩm hữu cơ với ích lợi cho sức khỏe đều chưa thống nhất và cần được tiếp tục nghiên cứu. Mà nghiên cứu như thế nào? Đo lường chất dinh dưỡng gì? Đo khi thực phẩm mới thu hoạch tại vườn hay khi bầy bán ở chợ?

Các nghiên cứu tại Michigan Experiment Station trong 10 năm, ở United States Plant, Soil and Nuitrition Laboratory, New York trong 25 năm và mấy năm nghiên cứu bên Anh đều cho là không có gì khác biệt giữa hai loại. Theo các nghiên cứu này, điều kiện chăn nuôi, thời gian sử dụng có thể đưa tới hương vị thành phẩm khác nhau. Chất dinh dưỡng như đạm, sinh tố, chất béo, khoáng trong cây trái là do hạt giống, thời tiết, mùa hái lượm quyết định phần lớn. Việc giá trị dinh dưỡng bị thay đổi giá là do thời gian vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ quyết định.

Theo nhiều người thì thực phẩm nuôi dưỡng bằng chất hữu cơ hoặc hóa chất đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Phân bón nào cũng sửa soạn đất tốt cho cây. Mà cây thì cũng chẳng phân biệt được là hữu cơ hay tổng hợp.

Thêm vào đó, rất khó mà so sánh mức độ dinh dưỡng của hai thực phẩm vì còn nhiều yếu tố khác như thời tiết, ánh nắng mặt trời, mưa gió, loại đất, di truyền ảnh hưởng tới tăng trưởng và chất dinh dưỡng của cây. Các ảnh hưởng này có lẽ cũng quan trọng như là phân bón.

Vấn đề về quản lý thực phẩm hữu cơ ở nước ngoài ra sao?

Tại Hoa Kỳ, trước năm 1998, mỗi tiểu bang tự đặt ra quy luật kiểm soát thực phẩm hữu cơ. Đến năm 1998, đạo luật Organic Food Production Act ra đời. Chính phủ liên bang bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn và thực phẩm được bầy bán như Organic Food phải được Bộ Canh Nông chứng thực.

Theo luật này, để được coi là organic, sản phẩm đó phải có ít nhất 50% thành phần là do hữu cơ tạo ra và không được có các chất thêm như nitrate, nitrites, sulfites.

Kể từ 21/10/2002 nhãn hiệu chứng nhận Organic product đã xuất hiện trên một số thực phẩm. Việc dán nhãn này đã được Bộ Canh Nông Hoa kỳ nghiên cứu từ nhiều năm, theo sự yêu cầu của người tiêu thụ cũng như giới nông trại sản xuất. Nhờ đó khách hàng sẽ không bị nhầm lẫn vì khó mà phân biệt thực phẩm organic với thực phẩm nuôi dưỡng bằng hóa chất.

Hiểu nhãn hiệu ghi Thực phẩm hữu cơ như thế nào?

  • Nhãn “100% Organic” chỉ các thực phẩm không chứa một tí chất thêm nào;
  • Nhãn “Organic” là cho thực phẩm có trên 95% chất organic ;
  • Nhãn “Made with Organic Ingredients” chỉ món hàng có ít nhất 70% Organic Ingredients và không được có một chút sulfites nào;
  • Nhãn “Some organic ingredients” khi có dưới 70% Organic ingredients.

Nhà sản xuất không được quảng cáo Organic nếu họ dùng hóa chất trong 3 năm trước khi thu hoạch.

Trước khi được công nhận là “Organic”, chính quyền sẽ thanh tra nông trại coi xem sản phẩm và phương thức nuôi trồng có hội đủ các tiêu chuẩn đã đề ra không.

Organic mang lại lợi ích gì cho chúng ta?

Với người tiêu dùng, được sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, bổ dưỡng một cách thực thụ, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Với nhà cung cấp, khẳng định được chất lượng thương hiệu sản phẩm, nâng tầm cạnh tranh với thị trường trong nước và nước ngoài.

Với thiên nhiên, sử dụng các biện pháp canh tác tự nhiên, sinh học sẽ không gây tác hại đến môi trường sống xung quanh.

Với số lượng 3.500 chứng chỉ đã được cấp, vậy tổ chức NHO-QSCert là ai?

QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.

NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:

- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…

- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp

- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….

- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.

Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

Contact Me on Zalo