Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

Cam kết đồng hành của tổ chức NHO trong phát triển chương trình OCOP

Báo cáo sơ kết chương trình OCOP quốc gia giai đoạn 2018 – 2020 cho thấy: đã có 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai Chương trình OCOP trong đó có 59/63 tỉnh, thành tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm. Tổng số sản phẩm 3 sao là 4.469/6.210 (chiếm 72%) sản phẩm tham gia chương trình. Chủ thể OCOP chủ yếu là hợp tác xã (chiếm 38,3%), doanh nghiệp (chiếm 27,5%), cơ sở sản xuất (chiếm 31,5%) và số ít từ các tổ hợp tác; đặc biệt vốn đối ứng của nhóm đối tượng này 16,5% trong hơn 22,8 nghìn tỷ ngân sách nhà nước cho OCOP. Trong kết quả này, tổ chức chứng nhận NHO (một trong những đơn vị được công nhận là đối tác của Chương trình OCOP quốc gia của Văn phòng Nông thôn mới Trung ương đã có những đóng góp tích cực như: tham gia thành viên Hội đồng chấm điểm đầu tiên ở Bến Tre; tham gia cố vấn, tư vấn và xây dựng đề án OCOP cho các tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang và đồng hành cùng triển khai chương trình OCOP của nhiều tỉnh thành cả nước (ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam); đặc biệt NHO đã tham gia xây dựng đề án cho các sản phẩm 5 sao (cấp quốc gia) cho sản phẩm Mứt dừa hữu cơ ở Bến Tre, lúa-rươi ở Hà Tĩnh,..; sản phẩm OCOP du lịch 4 sao ở Cao Bằng và một số tỉnh khác.

Chuyên gia của NHO đến tận địa phương để tập huấn, đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP

Để đưa các sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng, tổ chức NHO đã luôn đồng hành, tham gia các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại ở các cấp độ từ Trung ương đến địa phương (như 15 diễn đàn, hội chợ OCOP cấp vùng, cấp quốc gia để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP; tham gia với các địa phương cũng tổ chức hội chợ về sản phẩm OCOP với hơn đông đảo các gian hàng và tư vấn cho các địa phương phát triển mạng lưới, trung tâm/điểm bán sản phẩm OCOP của gần 20 tỉnh được xây dựng và đưa vào hoạt động... Đặc biệt, với lợi thế là tổ chức chứng nhận, mạng lưới khách hàng rộng khắp; NHO đã phối hợp với các đơn vị thúc đẩy mạng lưới kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước và quốc tế nhờ đó, các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Theo kết quả đánh giá của Bộ NN&PTNT ghi nhận cho thấy 60,7% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng cấp quốc gia đều tăng trưởng về doanh thu từ 20 - 40%. Sắp tới, bên cạnh sản phẩm hàng hoá tổ chức NHO sẽ tập trung tư vấn, hỗ trợ cho các địa phương gắn dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển sản phẩm OCOP theo mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng.

Sản phẩm Rượu lão tửu đông trùng hạ thảo của Cơ sở SX Rượu thủ công truyền thống Út Tây được Cty NHO tư vấn OCOP đạt 4 sao.

Để đáp ứng mục tiêu chương trình OCOP trong 5 năm tới (2021 - 2025): có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 3% sản phẩm OCOP đạt 5 sao; phấn đấu có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định; có ít nhất 50% số làng nghề nông thôn có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của các địa phương; tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%. Với mục đích đóng góp cho sự thành công của Hội thảo góp ý xây dựng khung chương trình và giải pháp thúc đẩy Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ngày 27/4/2021 vừa qua, ông Hoàng Bá Nghị - Tổng Giám đốc tổ chức NHO đã chia sẻ ý kiến tâm huyết: thời gian tới cần tiếp tục phát huy các mô hình thành công, sáng tạo đã được các địa phương triển khai hiệu quả như: Hội chợ OCOP thường niên của tỉnh Quảng Ninh, Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm các vùng miền của TP Hà Nội, Nhịp cầu xúc tiến thương mại và đầu tư gắn với OCOP của tỉnh Đồng Tháp... góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao hình ảnh sản phẩm và thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường. Đặc biệt, để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, cần tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng của địa phương. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc địa phương, mang đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương, đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề nông thôn, dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa của từng địa phương. Cần lưu ý, sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, dựa trên các lợi thế, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan và văn hóa vùng miền của mỗi địa phương.

Ông Hoàng Bá Nghị trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông

Ông Nghị nhấn mạnh: bên cạnh các giải pháp đồng bộ của Trung ương và địa phương, các chủ thể cần phải chuẩn hóa về sản phẩm OCOP để đảm bảo chất lượng (tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như VietGAP, GlobalGAP, HACCP, GMP,.. và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường. Đây là thế mạnh của NHO vì vậy NHO cam kết đồng hành, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, chủ thể lồng ghép trong các hoạt động nâng cấp sản phẩm của Công ty NHO.

                                                                                                                                   

Thế Hiệp

 

Một số dịch vụ của NHO liên quan đến OCOP

+ Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch OCOP: đánh giá thực trạng và tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế ở địa phương, từ đó xây dựng đề án. Trong đề án phải xây dựng được hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ ở địa phương, cán bộ quản lý hợp tác xã, chủ doanh nghiệp; kế hoạch tuyên truyền; chu trình OCOP; kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên và nâng cấp các sản phẩm;…

+ Đào tạo, tư vấn trực tiếp giúp chủ thể đăng ký và nâng cấp sản phẩm OCOP: chuyên gia của NHO đến tận địa phương để tập huấn, đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP với các nội dung như: Giới thiệu nội dung cơ bản Chương trình OCOP; các bước thực hiện chu trình OCOP; bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn đăng ký hồ sơ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP; thực địa tại cơ sở sản xuất để khảo sát và thu thập thông tin, từ đó phân tích ưu – nhược điểm của các sản phẩm và đưa ra hướng khắc phục, nâng cấp sản phẩm.

+ Tư vấn, thiết kế và thi công hệ thống logo, nhãn hiệu, đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc: giúp chủ thể tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện sản phẩm nhằm đạt được thứ hạng cao khi được đánh giá; hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm về logo, nhãn hiệu, đăng ký mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc,…

+ Kết nối thị trường và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP: thông qua tư vấn kết nối trực tiếp, sàn giao dịch nông sản marketnhovn.com và các kênh hỗ trợ của địa phương, NHO thường xuyên kết nối mạng lưới các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ cho các cơ sở có sản phẩm được công nhận OCOP.

Xem thêm: 

Bộ trưởng KHCN Huỳnh Thành Đạt ghé thăm gian hàng NHO và TGĐ Hoàng Bá Nghị giới thiệu sản phẩm Rượu lão tửu đông trùng hạ thảo của Cơ sở SX Rượu thủ công truyền thống Út Tây được Cty NHO tư vấn OCOP đạt 4 sao.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT - Ông Lê Minh Hoan ghé thăm gian hàng của NHONHO

Sản phẩm Thạch đen Lê Thùy đạt bình chọn OCOP 3 sao tỉnh Cao Bằng do NHO tư vấn thực hiện

NHO tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020

Chuyên gia Công ty NHONHO cùng Hội đồng tham quan, đánh giá chất lượng các sản phẩm

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo