Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI GẶP GỠ, LÀM VIỆC VÀ TRAO ĐỔI VỚI TỔ CHỨC NHO VỀ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG LIÊN KẾT CHUỖI SẢN XUẤT TIÊU THỤ NÔNG NGHIÊP BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Vừa qua, ngày 12/6/2016, Giám đốc Tổ chức chứng nhận NHO – Ông Hoàng Bá Nghị và chuyên gia đánh giá quốc tế Dilip có buổi làm việc với các chuyên gia đến từ Nhóm Ngân Hàng Thế Giới (World Bank Group), đại diện là Bà Nina Mocheva (Chuyên gia lĩnh vực tài chính) đến từ Hoa Kỳ và Bà Phạm Văn Hoàng (Cán bộ chương trình Thương mại và cạnh tranh tại Việt Nam), Ông Aadarsh Mohandass, đại diện tổ chức chứng nhận Biocert (Ấn Độ).

Ảnh: Các chuyên gia của Nhóm Ngân Hàng Thế Giới (WBG), Bà Nina Mocheva (Chuyên gia lĩnh vực tài chính) đến từ Hoa Kỳ.

Tại buổi nói chuyện, Các chuyên gia đại diện cho nhóm Ngân hàng thế giới, đánh giá cao về những thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên kết chuỗi giữa người nông dân và doanh nghiệp, tính ổn định đầu ra của sản phẩm, tiềm năng phát triển nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, theo phân tích của ông Hoàng Bá Nghị, những ngành hàng thế mạnh của Đồng Tháp thì có rất nhiều, tuy nhiên ngành hàng lúa gạo và ngành hàng xoài nên được xem xét và hỗ trợ

Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị giới thiệu sơ lược về Tổ chức NHO.

Cũng theo ông, để thu hút đầu tư của doanh nghiệp nhiều hơn trong thời gian tới, ngành nông nghiệp Đồng Tháp cần hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thế giới. Đồng thời, để đủ sản lượng nông sản đáp ứng nhu cầu chế biến của doanh nghiệp, Đồng Tháp cần đẩy mạnh mối liên kết giữa nông dân và mở rộng các mô hình tích tụ ruộng đất.

Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị giới thiệu sơ lược về Trung Tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB.

Dự án này là một phần quan trọng trong cam kết lâu dài của Ngân hàng Thế giới đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, nhằm tăng cường quản lý châu thổ lồng ghép, thích ứng bằng cách kêu gọi sự phối hợp giữa các ban ngành, địa phương trong công tác quy hoạch, ưu tiên, thực hiện đầu tư tăng tính thích ứng.

Tính đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận nguồn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới với tổng số vốn khoảng 1 tỉ 950 triệu USD trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, nước sạch nông thôn, phòng chống thiên tai. Các chương trình, dự án đóng góp nguồn lực quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, phát triển của ngành nông nghiệp.

Ảnh: Giám đốc NHO, Ông Hoàng Bá Nghị đang trao đổi cùng với các chuyên gia của Nhóm Ngân Hàng Thế Giới (WBG).

Sự phát triển của ngành nông nghiệp, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam nói chung, cũng như tình hình an ninh lương thực của cả khu vực.

Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị đang trao đổi cùng với các chuyên gia của Nhóm Ngân Hàng Thế Giới (WBG).

Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), thường được gọi tắt là Ngân hàng Thế giới, viết tắt là WB, là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích trung tâm là thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển bằng cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.Tháng 7.1944, đại biểu của 44 nước họp tại Britơn Ut (Bretton Woods) ở Niu Hampsơ (New Hampshire, Hoa Kỳ) đã sáng lập ra Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm xây dựng lại và hỗ trợ trật tự kinh tế và tài chính quốc tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (hai thể chế này, vì vậy, còn gọi là Thể chế Britơn Ut). Bắt đầu hoạt động từ 1946, Ngân hàng Thế giới có quan hệ chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ quốc tế, thành viên của Ngân hàng Thế giới cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Hiện nay, Ngân hàng Thế giới có hơn 40 văn phòng đặt tại các nước.

Đôi nét về Tổ chức NHO

Tổ chức NHO có văn phòng tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, tỉnh Trà Vinh, Bắc Ninh, Cà Mau là đơn vị hàng đầu về cung cấp các dịch vụ: đánh giá, chứng nhận, kiểm nghiệm, giám định, đào tạo, đảm bảo chất lượng…. trong nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), nhà máy chế biến (Thực phẩm, thức ăn, giải khát, dầu…), khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, xây dựng… cho các tiêu chuẩn: ISO9001, ISO22000, ISO14000, HACCP, GMP, SSOP, VietGAP, GlobalG.A.P,Nông nghiệp hữu cơ - Organic (IFOAM-International federation of Organic Agriculture Movement, COR (Canada Organic Regime), EU Organic (834/2007 và 2092/91), USA Organic (The United States Department of Agriculture’s National Organic Program-NOP), Korea Organic, China Organic, Fair-TSA (Fairtrade Sustainability Alliance), FOAG (Chính phủ Thụy Sĩ), ANSI (Chính phủ Mỹ), INN(Chính phủ Chile), Tesco, Mc'Donalds,…Tổ chức NHO sẽ luôn luôn đồng hành và hỗ trợ các Doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, hình ảnh, năng lực và uy tín trên trường quốc tế cũng như đảm bảo cơ sở, các quá trình và chất lượng - an toàn sản phẩm của quý khách hàng luôn tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn thông qua các dịch vụ và giải pháp sáng tạo. 

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo