Công ty TNHH Công nghệ NHONHO | Tổ chức KH và CN

NHO-QSCERT CHỨNG NHẬN VIETGAP SẢN PHẨM HỒNG BẢO LÂM, LẠNG SƠN

 Tham dự có  Bà Lê Thị Thanh Nhàn Giám Đốc Sở Nông Nghiệp Lạng Sơn;Ông Trịnh Xuân Hoạt Phó Viện Trưởng Viện BVTV; Ông Trần Đại Dũng Chi Cục Trưởng Cục BVTV Lạng Sơn; Ông Lý Ngọc Sơn Bí thư Đảng uỷ UBND xã Lộc Yên; Ông Hoàng Quy Phó Chủ Tịch Huyện Cao Lộc; Ông Hứa Văn Thành Phó Chủ Tịch Xã Lộc Yên; Ông Nguyễn Văn Hưng Giám Đốc Marketing công ty NHO-QSCertvà đông đảo bà con của xã Lộc Yên.Đại diện Sở Nông NghiệpLê Thị Thanh Nhàn Giám Đốc Sở Nông Nghiệp Lạng Sơnthay mặt Tổ Chức Chứng Nhận NHO-QSCert  trao chứng nhận VietGap cho Các hộ dân đạt chứng nhận.

Bà Lê Thị Thanh Nhàn phát biểu tại Hội nghị

Tại xã Lộc Yên hiện có 70 hộ tham gia trồng Hồng theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 20 ha. Để triển khai mô hình Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Tỉnh đã phối hợp với Viện Bảo Vệ Thực Vật thuộc Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn bà con kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc, bảo quản quả theo hướng an toàn VietGAP. Đồng thời chọn Tổ Chức Chứng Nhận NHO-QSCert, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng trong lĩnh vực Nông Nghiệp và Thủy Sản để tiến hành đánh giá và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAPcho sản phẩm Hồng không hạt Bảo Lâm.

Ông Nguyễn Văn Hưng đại diện Tổ Chức NHO-QSCert phát biểu tại hội nghị

Hiện nay diện tích hồng Bảo Lâm đã phát triển được khoảng hơn 400 ha trong đó có khoảng 250 ha đã cho thu hoạch với sản lượng đạt khoảng 1.200 tấn/năm. Trong những năm qua, quả hồng Bảo Lâm với chất lượng thơm, ngọt đậm vị tự nhiên, quả không có hạt, màu vàng ánh hồng, hàm lượng đường, vitamin khá cao đã trở thành sản phẩm đặc sản của tỉnh Lạng Sơn, được người tiêu dùng trên khắp cả nước ưa chuộng. Việc cấp giấy chứng nhận VietGAP đối với hồng không hạt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong vùng hồng Bảo Lâm đẩy mạnh phát triển, bảo tồn, gìn giữ sản phẩm đặc sản góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống cho bà con trong khu vực

 Với năng suất bình quân khoảng 50 tạ/ha. Một ha đất trồng hồng có thể đạt giá trị kinh tế trên dưới 100 triệu đồng/năm. Với mức giá tiêu thụ như hiện nay, nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ việc phát triển cây hồng.

Giấy chứng nhận VietGAP

Tuy nhiên, theo ghi nhận hiện nay, việc phát triển cây hồng không hạt tại Lạng Sơn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, thời tiết diễn biến bất thường. Việc mở rộng diện tích loại cây này cũng còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như thiếu giống hồng, người dân chưa “mặn mà” với chuyện trồng hồng. Vấn đề đầu ra cho sản phẩm mới dừng lại ở mức độ người nông dân tự phối hợp với thương lái thu mua theo giá thỏa thuận nên không ổn định.

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Một góc của Hội nghị trao giấy chứng nhận VietGAP hồng Bảo Lâm

Với sự nỗ lực vào cuộc của chính quyền tỉnh, sự đồng thuận của người nông dân, tin tưởng rằng cây hồng không hạt sẽ phát triển xứng tầm thương hiệu, sánh vai cùng các thương hiệu nổi tiếng trong nước như Vải Thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Nhãn Lồng Hưng Yên… trong một tương lai không xa.

Sau một thời gian dài chuẩn bị cơ sở hạ tầng, xây dựng, sửa chữa và nâng cấp trang trại, xây dựng hệ thống tài liệu, hồ sơ, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho các cán bộ, các hộ dân…ghi chép hồ sơ, nhật ký theo yêu cầu của VietGAP. Đồng thời được sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương, của các cơ quan chuyên môn của Sở Nông Nghiệp, của Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Tỉnh , của Viện Bảo Vệ Thực Vật thuộc Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn và các hộ dân trong việc áp dụng và tuân thủ qui trình VietGAP.

Vào đầu tháng 9 năm 2016, Tổ Chức Chứng Nhận NHO-QSCert đã tiến hành đánh giá chứng nhận VietGAP cho sản phẩm Hồng Bảo Lâm của Xã Lộc Yên, Huyện Cao Lộc.

Sau khi tiến hành trao chứng nhận VietGAP, Ông Nguyễn Văn Hưng Giám Đốc Marketing công ty NHO-QSCert đã có buổi giái đáp thắc mắc các vấn đề xung quanh việc duy trì và phát triển tiêu chuẩn VietGAP cũng như hướng đi đúng cho VietGAP trong tương lai.

Buổi Hội nghị trao chứng nhận VietGAP đã diễn ra thật long trọng và thành công tốt đẹp.

NHO-QSCert là ai?

NHO-QSCertlà tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn Quốc Tếnhư: GlobalG.A.P., Organic, ISO9001, ISO22000, ISO14001.... Hiện tại tổ chức NHO-QSCertcó 10 văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, tỉnh Trà Vinh, Bắc Ninh, Cà Mauvới khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:

- Chứng nhận các tiêu chuẩn: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, Organic Mỹ, Organic EU, Organic Nhật, UTZ-CertifiedCanada Organic Regime (COR), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, RainforestVietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…

- Chứng nhận hợp qui: Thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp

- Dịch vụ giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.

Dịch vụ kiểm nghiệm: Các chỉ tiêu hóa, vi sinh trên nền mẫu Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi,  Vật tư nông nghiệp,  Môi trường (Nước, đất, không khí), Dệt may…bởi Trung Tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã đạt chuẩn ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ KH và CN.

Kim Kiều

Liên Hệ Với Chúng Tôi:
Contact Me on Zalo